K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?Điệu múa trên đồng cỏCánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ...
Đọc tiếp

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?

Điệu múa trên đồng cỏ

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh xanh da trời: thiên nga.

Thiên nga ít khi bay lẻ, mà từng đôi, từng đôi một dẫn nhau bay trên các triền núi. Khi một cặp vợ chồng sắp sửa có con, chim vợ được chim chồng kiếm cho một hốc cây cao, làm ổ lót hẳn hoi. Chim chồng đặt trứng vào ổ, lấy đất bùn về vít cửa sổ lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ để tiếp tế cho vợ hằng ngày

Con chim chồng thời gian này làm việc hối hả, tất bật. Nó đi kiếm các loài tôm cả ở ven các hồ, suối hoặc ven, sông dành phần ngon cho vợ. Đêm đến, nó đậu ngoài tổ, dùng sải cánh của mình che của tổ, canh gác cho vợ ở bên trong

Khi chim non đã có thể dùng mỏ mổ đất phá tổ là lúc chim bố vui nhất. Mọi nỗi cực nhọc dường như tan biến, nó vừa dùng mỏ cạy đất vừa cất tiếng gọi trong lúc bầy con cũng ríu rít co chân đạp tổ chui ra. Vốn là loài biết bay nên chỉ sau một tuần lễ luyện tập là thiên nga con đã có thể bay theo bố mẹ đi kiếm ăn. Những buổi sáng trên mặt hồ đầy nước, bầy thiên nga con hò hét ầm ĩ. Chúng mải chơi hơn là kiếm ăn. Cho đến tận lúc mẹ gọi về tập múa mỗi hết cãi nhau...

Lũ thiên nga con vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, giống như một bông hoa đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.

                                                                                                                (Thiên Lương)

1
5 tháng 10 2023

- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

- Khác nhau: về kết cấu 

+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu

+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu 

Con thỏ trắng 

Điệu múa trên đồng cỏ 

Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng 

Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga

Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ

Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga

Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ  

Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga. 

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sauChim chiền chiệnChiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt. Từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa, quyến rũ....
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

Chim chiền chiện

Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt. Từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa, quyến rũ. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.

Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.

Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.

(Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào

a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ

b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ

c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến

1
26 tháng 2 2017

Đáp án B

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng a. Đoạn 1: MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng

a. Đoạn 1:

MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG

Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa E - pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng,... Nếu tản bộ doc theo các đường mòn, du khách sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp, chim sin sít lông tím, mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen hay lốm đồm hoa mơ lúc ẩn lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim đ'rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà, nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ trên hồ Tơ - nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh lặng của vùng hồ. Hồ Tơ - nưng còn là một "vựa cá" của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời. Với vẻ đẹp làm say lòng người, hồ Tơ - nưng quả là một hạt ngọc của Plây cu mà bất cứ đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Nguồn: Sưu tầm

b. Đoạn 2:

Tả cô giáo

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em. Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sáng. Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Theo Internet)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Hãy tả một loài cây mà em yêu thích”. Chọn 1 ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 3: Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Miêu tả công viên vào buổi sáng”

Bài 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau. Xác định kiểu câu theo cấu tạo a. Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. c. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc. d. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. e. Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng. f. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên. g. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. h. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí...

i. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. j. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

1
4 tháng 5 2020

Giúp e vs mn ơi

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúnga. Đoạn 1 MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG      Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý.     Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng

a. Đoạn 1

 

MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG

 

     Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý.

     Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa E - pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng,...

    Nếu tản bộ doc theo các đường mòn, du khách sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp, chim sin sít lông tím, mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen hay lốm đồm hoa mơ lúc ẩn lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim đ’rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà, nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ trên hồ Tơ - nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh lặng của vùng hồ.

     Hồ Tơ - nưng còn là một “vựa cá”; của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời.

     Với vẻ đẹp làm say lòng người, hồ Tơ - nưng quả là một hạt ngọc của Plây cu mà bất cứ đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua.

 

Nguồn: Sưu tầm

 

b. Đoạn 2: Tả cô giáo

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để

lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sáng.

    Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

    Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

    Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô. Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô.

 

(Theo Internet)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Hãy tả một loài cây mà em yêu thích”. Chọn 1 ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 3: Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Miêu tả công viên vào buổi sáng”.

2
2 tháng 5 2020

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông

4 tháng 5 2020

Sao chép hả @văn dũng?

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sauChim chiền chiệnChiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt. Từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa, quyến rũ....
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm):

Đọc thầm bài sau

Chim chiền chiện

Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt. Từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng, diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa, quyến rũ. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.

Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.

Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.

(Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?

a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp

c- Áo màu đồng thau, chân cao và mập, đầu rất đẹp

1
30 tháng 4 2019

Đáp án B

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

14 tháng 12 2017

 Ko chép mạng !

24 tháng 2 2018

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình

mk chỉ có thể chép thôi thông cảm

5 tháng 5 2017

Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:

* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.

- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.

- Tả thời tiết, con người.

→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.

* Hoàng hôn trên sông Hương:

- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.

- Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

- Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

Bài 1 :gạch chéo giữa các từ đơn ,từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ rồi viết vào bảng phân loạiTôi chỉ có một ham muốn ham, muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do ,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.Bài 2: xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép, từ láyMải miết ,xa xôi ,xa lạ, phẳng lặng ,phẳng phiu ,mong ngóng, mong mỏi ,mơ màng,...
Đọc tiếp

Bài 1 :gạch chéo giữa các từ đơn ,từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ rồi viết vào bảng phân loại

Tôi chỉ có một ham muốn ham, muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do ,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Bài 2: xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép, từ láy

Mải miết ,xa xôi ,xa lạ, phẳng lặng ,phẳng phiu ,mong ngóng, mong mỏi ,mơ màng, mơ mộng.

 bài 4 :Tìm danh từ, động từ ,tính từ trong đoạn văn sau rồi ghi vào cột ở bên dưới :

Mùa xuân /đã /đến .Những/ buổi chiều/ hửng âm /,từng/ đàn/ chim én /từ /dãy/ núi /đằng xa /bay/ tới/, lượn vòng /trên /những/ Bến đò /đuổi nhau /xệp xè/ quanh/ những /mái nhà/. Những /ngày /mưa/ phùn/, người ta/ thấy /trên/ mấy /bãi soi /dài/ nổi lên /ở /giữa /sông  /,những /con /giang /,con/ sếu /cao /gần/ bằng /người /,theo nhau/ lững thững /bước /thấp thoáng /trong /bụi mưa /trắng xóa/...

Danh từ :

Động từ :

Tính tư:

1
23 tháng 8 2018

bài 1:     Tôi/ chỉ/ có/ một/ ham muốn/ ham muốn/ tột bậc/ là /làm sao/ cho /nước ta/ được/ độc lập/ tự do/, đồng bào/ ta/ ai /cũng/ có /cơm/ ăn/, áo/ mặc/, ai/ cũng/ được/ học hành/.

bài 2:  Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng,mong ngóng, mơ mộng.

         Từ láy: mải miết , xa xôi, phẳng phiu,mong mỏi, mơ mộng.