Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn...
Đọc tiếp
Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.
(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)
Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?
Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?
Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quấy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Đoàn thuyền đánh cá)
Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?
Chi tiết thể hiện rõ nhất sự phong phú của các loài động vật sống trong khu bảo tồn là có khoảng 25 000 loài động vật.
Chọn C.