K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

- Quân sĩ thì vui vẻ, hò reo “Cửu Trùng Đài đã cháy”.

31 tháng 8 2023

- Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:

+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông.

+ Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.

→ Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tương đồng:

+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.

- Khác biệt:

+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.

- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.

+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

=>  Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô đau đớn, tiếc nuối, xót xa khi nhìn thấy Cửu Trùng Đài đang cháy rụi trước mắt.

31 tháng 8 2023

- Vũ Như Tô không biết về thế cuộc: 

+ Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?

+ Tôi làm gì nên tội?

+ ...Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. 

→ Trước việc Đan Thiềm khuyên chạy trốn cũng như trình bày về việc người dân đang đi tìm phá Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn không biết mình làm gì nên tội và không chịu rời đi. 

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Từ những trải nghiệm khi đọc Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, em thấy nhận định trên của Giáo sư Trần Đình Hượu có một phần đúng, một phần không đúng:

+ Qua văn bản thì có thể thấy nhận định trên là hoàn toàn đúng vì khi đó, sức người là chính, để xây được những thứ tráng lệ, huy hoàng thì con người phải hy sinh rất nhiều thứ từ thời gian, của cải đến vật chất, thậm chí là cả tính mạng. Do đó con người ta không say mê cái huyền ảo, kì vĩ.

+ Còn trong thời đại mới, khi đã có sự góp sức cả máy móc, tuy vẫn dùng nhiều sức người nhưng cũng đã đỡ hơn xưa. Con người luôn muốn hướng tới những điều tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn nên nhiều công trình to lớn, kì vĩ mới ra đời. Không chỉ phục vụ đời sống con người mà còn góp phần đất nước được phát triển hơn về mọi mặt.

31 tháng 8 2023

- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.

31 tháng 8 2023

- Phản ứng của quân sĩ: 

+ ...Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ...Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi.

 Phản ứng của quân sĩ là coi thường, tức giận trước những việc mà Vũ Như Tô đã làm. Không muốn nghe những lời Vũ Như Tô nói. 

1 tháng 9 2023

Tham Khảo

Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.

Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam

Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”  đó là màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).

Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm. Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).

Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

"Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" là một phân đoạn trong kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng. Trong phần này, tôi cảm thấy tâm đắc nhất là sự tình cảm và lòng trung thành của nhân vật Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô.

Trong hoàn cảnh này, Cửu Trùng Đài đã từ bỏ mọi thứ để đồng hành với Vũ Như Tô trong cuộc hành trình khó khăn và nguy hiểm. Dù biết rằng Vũ Như Tô là một tên tội phạm, Cửu Trùng Đài không chán ghét hay từ bỏ mà ngược lại, anh ta tỏ ra một lòng trung thành và sẵn sàng hy sinh cho Vũ Như Tô.

Điều này thể hiện sự khắc sâu tình bạn và lòng đồng cảm của Cửu Trùng Đài dành cho Vũ Như Tô. Dù Vũ Như Tô đã phạm tội và bị khởi tố, Cửu Trùng Đài không chỉ nhìn vào cái xấu mà tìm hiểu và đánh giá con người thật sự của Vũ Như Tô. Anh ta tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin vào khả năng thay đổi của Vũ Như Tô.

Điều này cho thấy một thông điệp sâu sắc về khả năng của con người để thay đổi, để cải thiện và để đạt được sự cứu rỗi. Tình cảm và lòng trung thành của Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô là một hình ảnh đẹp về tình người và sự hy sinh, và nó gợi lên một cảm giác ấm áp và động lòng khi đọc văn bản này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: Khẳng định mình không có tội, việc xây dựng Cửu Trùng Đài là để làm đẹp cho đất nước.

- Đám quân sĩ: Cho rằng hành động và lời nói của Vũ Như Tô là điên rồ, người ta oán trách Vũ Như Tô vì xây dựng mà mẹ mất con, vợ mất chồng…