Dựa vào tư liệu 16.1, em hãy cho biết mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nội dung:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
* Kết quả: - Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Cách mạng tư sản có đặc điểm:
- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản. - Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân. - Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
* Liên hệ với Việt Nam:
- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình
+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến
⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
- Giống nhau:
+ hoàn cảnh: trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng trước nguy cơ bị có nước đế quốc xâm lược.
+ mục đích: tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trả thành thuộc địa của các nước phương Tây.
- Khác nhau:
+ bối cảnh: mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và Nhật Bản còn tương đối độc lập. TQ thì đã trở thành thuộc địa.
+ Người lãnh đạo: Ở Xiêm và NB đều do những người đứng đầu nhà nước tiến hành và cuộc cải cách thắng lợi.Tuy nhiên cuộc Duy Tân tại Trung Quốc do sĩ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại.
+ Lực lượng tham gia: Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan trọng, lớn mạnh trong xã hội (ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện.
-- Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách tương đối.
*Bài học kinh nghiệm: - Để cuộc cải cách thành công thì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: trong đó có nhân tố thuộc về bối cảnh của đất nước còn độc lập và có chủ quyền.
- Phụ thuộc vào người tiến hành phải là người đứng đầu một nhà nước, nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối.
- Cơ sở để thực hiện: Phải có cơ sở về kinh tế và được các lực lượng khác ủng hộ…
Tham khảo
- Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.