K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2023

Tham khảo:

Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào càphê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.

“Không có nước nên nhiều sào càphê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” - anh Y Kốp K’Bua nói.

Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt. 

Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước. 

Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” - anh Y Zol Êban tâm sự.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.

Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.

10 tháng 8 2023

Tham khảo
Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

Tập san, áp phích

Bài báo cáo.

10 tháng 8 2023

 

Tham khảo
loading...
 

14 tháng 10 2023

                                     BÁO CÁO THẢO LUẬN

                                           NHÓM HỌA MI

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng

Nhóm Họa Mi đã tổ chức thảo luận để sơ kết tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua.

1. Thời gian: 14 giờ 30 phút, thứ Hai, ngày 19 tháng 11 năm 2022.

2. Địa điểm: Phòng học lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng

3. Thành phần: 7 thành viên của nhóm

4. Nội dung thảo luận:

Bạn Nguyễn Khánh Vân nêu lí do thảo luận nhóm.

Các bạn đưa ra ý kiến và cả nhóm thống nhất:

Đề nghị khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt trong học tập: Lê Hoài Thương, Trần Ngọc Anh

Đề nghị khen thưởng cá nhân tích cực tham gia các phong trào của trường, của lớp: Đào Thái Sơn.

Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ cùng ngày. 

Thư ký                                                                                      Nhóm trưởng

Lan                                                                                                 Linh

Nguyễn Hương Lan                                                                   Phạm Diệu Linh

10 tháng 8 2023

Tham khảo

Loại thiên tại thường xảy ra tại địa phương: báo, lũ lụt,... .

Thời điểm xảy ra thiên tại: mùa mưa, mùa khỏ,...

Nguyên nhân gây ra thiên tai: điều kiện tự nhiên, hoạt động của con người,....

Những thiệt hại đo thiên tại gây ra: thiệt hại về người, tài sản, hoạt động phát triển kinh tế địa phương,....

- Nguồn 
Báo chí địa phương

Truyền hình địa phương

Các báo cáo của địa phương

Áp phích tuyên truyền của địa phương.
- Sưu tầm
loading...

8 tháng 3 2017

a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:

    + (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ

    + (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo

    + (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì

    + (4) Nơi nhận báo cáo

    + (5) Người (tổ chức) báo cáo

    + (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được

    + (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo

- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.

- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).

b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:

- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.

- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).