K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2023

Tham khảo

- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:

+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.

+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.

+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động

+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%

+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.

+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%

21 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Hoạt động nội thương ở Cộng hòa Nam Phi phát triển khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 60 triệu dân.

+ Các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Prê-tô-ri-a, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbớc,... có hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với nhiều dịch vụ đa dạng.

+ Tuy nhiên, ở những vùng có điều kiện khó khăn tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec, hoạt động thương mại rất hạn chế.

­ - Ngoại thương:

+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021), là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản (ngô, nho, chà là,...), một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin,...).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hóa chất và một số sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê,...).

+ Các bạn hàng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Nam Phi là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản,... Ngoài ra, quốc gia này cũng chú trọng phát triển ngoại thương với các nước láng giềng thông qua hợp tác thương mại trong Cộng đồng phát triển Nam Phi.

b) Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc của đất nước.

+ Hệ thống đường sắt ở Cộng hòa Nam Phi khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu.

+ Hệ thống giao thông đường ô tô ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước.

+ Giao thông hàng không khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.

+ Vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,...

c) Du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Cộng hòa Nam Phi, đóng góp từ 8 - 9% GDP của đất nước.

- Cộng hòa Nam Phi có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như: vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li, mũi Hảo Vọng,...

- Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế đến quốc gia này chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông.

- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng du khách quốc tế đến Cộng hòa Nam Phi giảm đáng kể.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Năm 2020 số dân là 59,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn khá cao. Dân số đông, tăng nhanh.

+ Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số trung bình khoảng 49 người/km2, tập trung đông ở phía đông, đông bắc và vùng duyên hải phía nam, các vùng còn lại thưa thớt.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, năm 2020 là 67,4%. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng; nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Dân cư Cộng hòa Nam Phi đa dân tộc, chủ yếu là người da đen (80,9%), da trắng, da màu và người Ấn Độ.

- Tác động

+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.

- Thành phần dân cư, chủng tộc:

+ Là một trong những quốc gia có Thành phần dân cư, chủng tộc đa dạng, phức tạp nhất thế giới;

+ Cư dân chủ yếu là người gốc Phi (chiếm 80,9%), ngoài ra còn có người gốc Âu, người nhập cư gốc Á và người lai giữa các chủng tộc.

- Cơ cấu dân số:

+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số thấp (49 người/km2, năm 2020).

+ Dân cư phân bố rất không đều: tập trung tại vùng đông bắc, các vùng duyên hải phía đông và phía nam; vùng hoang mạc và bán hoang mạc trong nội địa dân cư thưa thớt.

- Vấn đề độ thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.

+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…

 
9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Vị trí địa lí

+ Diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm phía nam châu Phi, nằm hoàn toàn trong vòng bán cầu nam.

+ Phần đất liền trải dài từ 22°N - 35°N và từ 17°Đ - 33°Đ.

+ Giáp với các quốc gia: Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, E-xoa-ti-ni và bao quanh toàn bộ đất nước Lê-xô-thô.

+ Giáp 2 đại dương lớn là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, án ngữ con đường biển quan trọng giữa 2 đại dương này qua mũi Hảo Vọng.

- Ảnh hưởng+ Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho Cộng hòa Nam Phi giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là giao thông hàng hải và khai thác hải sản.

21 tháng 7 2023

Tham khảo

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi;

+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°N đến gần vĩ độ 35°N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.

+ Có chung biên giới với 6 quốc gia là Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, E-xoa-ti-ni, Lê-xô-thô và tiếp giáp hai đại dương là: Tây Dương và Ấn Độ Dương.

+ Án ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm: Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là núi, cao nguyên và đồi; đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ

+ Cao nguyên trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, độ cao trung bình 2000m. Bề mặt ít bị chia cắt, tương đối bằng phẳng.

+ Vùng đồi thấp nằm ở phía đông bắc và tây nam cao nguyên, đông nam Đrê-ken-béc là vùng chuyển tiếp có độ cao giảm dần.

+ Dãy núi Kếp nằm tận cùng phía nam gồm các dải núi thấp chạy song song, phân cách bởi các thung lũng có đất đai màu mỡ.

+ Đồng bằng ven biển ở tây nam và đông nam chạy dài theo bờ của đại dương, có đất phù sa sông.

+ Quần đảo Prin Ét-uốt ở cận Nam Cực.

- Ảnh hưởng:

+ Cao nguyên trung tâm: những vùng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế, một số nơi thấp hơn có thể xây dựng các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi.

+ Vùng đồi thấp là nơi thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

+ Dãy núi Kếp: thuận lợi cho trồng cây ăn quả: nho, cam, chanh,…

+ Đồng bằng ven biển thuận lợi cho trồng các cây hàng năm: lúa mì, ngô, lac,…

+ Quần đảo Prin Ét-uốt có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá xa bờ.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Đại bộ phận nằm trong khí hậu nhiệt đới, có sự khác nhau giữa các vùng.

+ Phía đông: nhiệt đới ẩm mưa nhiều.

+ Phía nam và tây nam: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Ảnh hưởng:

+ Phía đông: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Phía nam và tây nam: thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm: Mạng lưới sông, hồ khá thưa thớt, hầu hết là sông nhỏ và dốc; 2 sông quan trọng là Ô-ran-giơ và Lim-pô-pô.

- Ảnh hưởng:

+ Sông Ô-ran-giơ có giá trị về thủy điện.

+ Sông Lim-pô-pô có giá trị cung cấp nước ngọt.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Án ngữ vùng biển rộng lớn ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, là nơi gặp nhau của 2 đại dương này.

+ Vùng biển nhiều sinh vật, tạo ra các ngư trường lớn.

+ Bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, vùng biển ven bờ có nhiều rạn san hô và tảo biển.

- Ảnh hưởng:

+ Vị trí biển thuận lợi cho giao thông hàng hải.

+ Sinh vật biển là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản.

+ Bãi biển và các rạn san hô thích hợp để phát triển du lịch.

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Diện tích rừng nhỏ, thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên.

+ Rừng có nhiều loài gỗ quý và nhiều loài thú.

+ Đa dạng sinh học với hơn 20000 thực vật khác nhau, là nơi sinh sống của khoảng 40% loài linh trưởng trên Trái Đất.

+ Có hơn 290 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó các khu bảo tồn lớn.

- Ảnh hưởng:

+ Giàu đa dạng sinh học là thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Giàu các loại khoáng sản: ngoài kim cương và vàng có trữ lượng lớn, còn có quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm, đồng, u-ra-ni-um, bạc và ti-tan.

- Ảnh hưởng: Là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.