K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Cần thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lí cho lợn mẹ để phòng bệnh phân trắng lợn con vì các lý do sau:

1. Phòng ngừa lây nhiễm: Lợn mẹ có vai trò quan trọng trong việc truyền nhiễm các bệnh cho lợn con thông qua sữa mẹ hoặc tiếp xúc trực tiếp. Bằng cách cung cấp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt cho lợn mẹ, ta có thể tăng cường hệ miễn dịch của chúng và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho lợn con.

2. Tăng cường sức khỏe lợn con: Lợn con được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt từ lợn mẹ sẽ có sức khỏe tốt hơn, kháng bệnh tốt hơn và có khả năng phát triển tốt hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phân trắng và các bệnh khác.

3. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Lợn mẹ cần được cung cấp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và sản xuất sữa mẹ chất lượng. Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp lợn con phát triển khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt

4. Kiểm soát môi trường nuôi: Đảm bảo môi trường nuôi của lợn mẹ sạch sẽ, thoáng mát và không gây stress cho chúng. Môi trường nuôi tốt giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và tăng cường sức khỏe cho lợn mẹ và lợn con.

5. Giám sát sức khỏe: Theo dõi sức khỏe của lợn mẹ định kỳ và kiểm tra các triệu chứng bất thường. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...
 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Để có thể cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.

19 tháng 5 2017

1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.

2. Giữ ấm cho cơ thể.

3. Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).

4. Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.

5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.

6. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

25 tháng 8 2023

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là thực hiện các công việc:

+ Chuẩn bị chuồng nuôi và mật độ nuôi.

+ Thức ăn và cho ăn.

+ Chăm sóc.

- Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề: chuồng nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cho ăn, chăm sóc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
- Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
- Giai đoạn chưa kì cuối từ 108 ngày đến lúc dẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn núi dễ đẻ.
-  Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.
- Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
- Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Mảng ăn, mảng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20kg):
- Nhu cầu năng lượng (ME) và protein cao. protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.
- Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.
Giai đoạn lợn choai (20 - 60kg):
- Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16-18%, ME 3 200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Giai đoạn vỗ béo (60 - 100kg):
- Khẩu phần ăn giảm protein thô 19%, ME 3200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu

Kĩ thuật phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện các công việc sau:

- Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo định kì để phòng bệnh

- Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng 

* Để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt, cần nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi bằng cách cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng.

* Nếu chăm sóc, phòng và điều trị bệnh không tốt dẫn đến vật nuôi có hệ miễn dịch không tốt, sức đề kháng kém, sức khỏe yếu, không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, sản phẩm chăn nuôi; thậm chí sự sống vật nuôi ngắn hạn dẫn đến tổn thất kinh tế cho người nuôi.