K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.

26 tháng 11 2023

Một số cây công nghiệp lâu năm là:cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.

Cà phê là cây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên

Những thuận lợi và khó khăn là;

- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...

30 tháng 10 2019

a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.

- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.

b)- Cây chè:

      + Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

      + Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.

- Cà phê:

      + Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

      + Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.

26 tháng 11 2023

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh… Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.uy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng thành phẩm. Từ đó bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ở Việt Nam nhắc tới cà phê chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng với những loại cà phê thượng hạng vào bậc nhất trên thế giới đó chính là vùng Tây Nguyên. Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng thường được trồng nhiều nhất ở hai tỉnh Đắc lắc và Gia Lai. 

Cà phê Tây Nguyên Arabica là một trong các loại cafe nổi tiếng ở Việt Nam, đặc thù của loại cà phê này đó là nó có hạt hơi dài và thường được trồng ở độ cao trên 600m chủ yếu nó được trồng ở tỉnh Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Quả cà phê Arabica thông thường sẽ được thu hoạch sau đó lên men bằng hình thức ngâm nước cho nở sau đó mới rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế mà hương vị của cà phê Arabica hơi chua, đây cũng là lời giải thích cho rất nhiều người khi uống cà phê thường thấy hơi chua, đó chính là ở cách chế biến. Vị hơi chua được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê Arabica này.

24 tháng 3 2019

a) Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên để phát triên cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

*Thuận lợi

-Đất badan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

-Khí hậu có lính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng). Mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi các cao nguyên 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè...) khá thuận lợi

-Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thuỷ lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tươi trong mùa khô

*Khó khăn

-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất

-Đất đai bị xói mòn trong mùa mưa nếu lớp phủ thực vật bị phá họai

b) Tình hình sản xuất và phân bố các cây công nghiệp ờ Tây Nguyên

-Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cả nước (năm 2001)

-Cà phê

+Là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

+Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất

+Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đốì cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk

+Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao

-Chè

+Diện tích: 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6% diện tích chè cả nước. Sản lượng: 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước

+Chè được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước

-Cao su

+Đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng: 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su (mủ khô) cả nước

+Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk

-Điều

+Diện tích: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước. Sản lượng: 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lưựng điều cả nước

+Điều có mặt ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

-Hồ tiêu: có quy mô nhỏ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông

c) Các giải pháp chính

-Giải pháp về nguồn lao dộng

+Tây Nguyên là vùng thưa dân, lực lượng lao động thiếu. Vì vậy, để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, cần thu hút lao động từ các vùng khác đến, đặc biệt là lao động có trình độ

+Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc

-Giải pháp về đầu tư

+Đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông vận tải

+Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi để tưới nước trong mùa khô, các trạm trại cây giống, các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, các cơ sở chế biến,...)

-Giải pháp về tổ chức, quản lí

+Củng cố hệ thống các nông trường quốc doanh, tạo ra mô hình trồng và chế biến cây công nghiệp

+Phát triển mô hình trang trại, kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,...

-Các giải pháp khác

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

+Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người sản xuất

+Chú ý đến hệ thống chính sách khuyến khích người lao động

+Mở rộng thị trường xuất khẩu

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trong văn hóa của người Ê Đê, đàn ông, phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc. Bằng bàn tay khéo léo cùng sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê Đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Theo truyền thống, trang phục của người Ê Đê thường là màu đen hoặc màu chàm

Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui. Áo của phụ nữ Ê Đê có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải, được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái, được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao, rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Trên nền màu chàm, áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Còn trang phục của đàn ông Ê Đê là đóng khố và mặc vải tấm. Áo của đàn ông có thiết kế rộng và dài hơn của phụ nữ. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Phần tay áo dài, vạt áo sau dài hơn vạt trước. Trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vài viền đỏ, trắng. Đặc biệt, khu vực giữa áo có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật. Đây là loại áo khá tiêu biểu của nam giới người Ê Đê. Ngoài ra còn có loại áo cộc tay đến khuỷu hoặc không có tay.

5 tháng 2 2017

Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã đem lại ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế là Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các loại nông sản.

=> Chọn đáp án A

Chú ý: B, C, D là các ý nghĩa về mặt môi trường và xã hội

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Giới thiệu về sản phẩm gốm sứ Bát Tràng:

Các sản phẩm phẩm Gốm Bát Tràng tại làng nghề lâu đời này hiện nay được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ được biết đến là sản phẩm có chất lượng tốt kiểu dáng đẹp mà còn phong phú về chủng loại. Gốm Bát Tràng có thương hiệu nổi tiếng trong nước lẫn nước ngoài. Hiện nay còn được xuất khẩu ra rất nhiều nước trên thế giới với một số thị trường khó tính như: Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…. Các sản phẩm được làm thủ công tinh tế bằng đôi tay của người làm gốm đã tạo nên giá trị cho sản phẩm.

10 tháng 3 2017

Đáp án B