K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

(*) Tham khảo

Mô tả: chùa Cầu Nhật Bản

+ Ban đầu, là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.

+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.

28 tháng 11 2018

Ăng-co Vát được xây dựng vào khoảng năm thứ 5 TrCN. Công trình do vua Su-ry-a-vaman II xây dựng trong vòng 30 năm để làm lăng của mình. Ăng-co Vát được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện hồi cuối thế kỷ XVI, đến năm 1860 mới được nhà sưu tầm thực vật người Pháp Hen-ri Mou-hut tìm thấy và ghi chép cẩn thận. Cuối thế kỷ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp mới đến Ăng-co Vát và năm 1907, người Thái lần đầu tiên tổ chức du lịch đến đây. Bao quanh Ăng-co Vát là một con sông đào thơ mộng, một con đường rộng, dài tít tắp dẫn đến cổng vào. Công trình này gồm các phiến đá xếp liền nhau, tương tự như việc xây dựng Kim tự tháp Ai Cập. Giá trị nhất và cũng là điều vĩ đại nhất trong Ăng-co Vát là những điêu khắc trên bức tường đá dài khoảng 2km. Những điêu khắc này mô tả vẻ đẹp lý tưởng, hoàn mĩ của người phụ nữ Khơme trong những dáng điệu khác nhau của vũ điệu Áp-sa-ra. Khát vọng sống, khát vọng tình yêu, vẻ đẹp phồn thực in dấu ấn trên những vũ công Áp-sa-ra. Tháp trung tâm của Ăng-co Vát cao 213m. Độ cao của tháp này cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng cùng thời. Bên dưới các tòa tháp lớn là các đường hành lang dài hun hút, mát lạnh với các khối phù điêu sống động làm cho đá như mềm ra và thấm đẫm linh hồn. So với Ăng-co Vát, Ăng-co Thom bị đổ nát khá nhiều. Tuy nhiên, nơi đây còn sót lại những ngôi đền có kiến trúc cực kỳ độc đáo mà tiêu biểu là đền Bay-on. Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo, mỗi tháp bao gồm 4 mặt người bằng đá khổng lồ với nụ cười bí hiểm được chạm khắc tinh xảo. Ngôi đền Ta Prom với những bộ rễ cây tùng bao phủ lên tường thành cổ kính trông như những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ. Nơi đây đã được Hô-li-út chọn làm bối cảnh phim “Bí mật ngôi mộ cổ”. 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những công trình tiêu biểu ở Hội An: 

Chùa Cầu Nhật Bản
Nhà cổ Phùng Hưng
Hội quán Phúc Kiến
Điểm nổi bật của các công trình:

Chùa Cầu Nhật Bản: Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Hội quán Phúc Kiến: Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
Nhà cổ Phùng Hưng: Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Phố cổ Hội An lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán người Hoa, Chùa Cầu,...

♦ Nhà cổ:

+ Các nhà cổ ở Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.

+ Không gian kiến trúc nhà gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.

♦ Hội quán người Hoa

+ Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa.

+ Các hội quán ở Hội An được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa; tiêu biểu là các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...

♦ Chùa Cầu

+ Chùa Cầu tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.

+ Chùa Cầu được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh,...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng.

Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.

Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.


Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời.

Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế.

Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.

1 tháng 2 2024

Cố đô Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng. Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô. Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho. Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời. Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế. Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.

9 tháng 8 2023

Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).

2 tháng 8 2023

- Phố cổ Hội An ở Quảng Nam
- Ngoài chùa Cầu, ở Hội An còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác như hội quán Phúc kiến; nhà cổ Phùng Hưng,...

26 tháng 11 2023

Chọn Nhiệm vụ 1: 
Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

tham khảo:

lựa chọn nhiệm vụ 1:

Giới thiệu về chùa Cầu

+ Ban đầu, là đây một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.

+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.

31 tháng 7 2023

Tên công trình kiến trúc

Mô tả

- Nhà ở

  

- Không gian chia làm ba phần: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.

- Phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.

Hội quán người Hoa

- Xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.

Chùa Cầu

- Làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh.

Tham khảo!