Quan sát hình 1, em hãy trả lời các câu hỏi:
- Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi nào?
- Đỉnh núi này nằm ở vùng nào của nước ta? Nêu những hiểu biết của em về vùng đất đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
Tham khảo:
- Xác định vị trí:
- Vùng Nam Bộ chủ yếu có địa hình đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng. Độ cao chủ yếu của vùng Nam Bộ là khoảng 50 m so với mực nước biển.
Tham khảo:
Đỉnh núi cao nhất việt nam là Fansipan
Thuộc vùng miền núi Tây Bắc
Tham khảo:
- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là hướng tây – đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức là 100m.
- Độ cao của đỉnh: A1: 900m; A2: trên 600m; B1: 500m; B2: 650m;B3: trên 500m.
- Đỉnh A1 cách đỉnh A2 khoảng 7.500m.
- Sườn phía tây của A1 dốc hơn sườn phía đông (Các đường đồng mức ở phía tây sát gần nhau hơn).
Tham khảo
1.
- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
Tham khảo:
- Yêu cầu số 1: Xác định một số sông lớn trên lược đồ
- Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,...
+ Các sông trong vùng đều có nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thuỷ điện.
Tham khảo
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta.
- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:
+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ ở phía nam.
+ Vịnh Bắc Bộ ở phía đông nam.
+ Các nước Lào và Trung Quốc ở phía tây và phía bắc.
Tham khảo
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...
Tham khảo!
- Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng (3143 m).
- Đỉnh núi này thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
- Chia sẻ hiểu biết của em về vùng Tây Bắc:
+ Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.
+ Khu vực Tây Bắc còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của vùng Bắc Bộ ở Việt Nam (2 tiểu vùng kia là: Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng)
+ Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian sinh sống và văn hóa của đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Nùng, H'Mông..