K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Ngành công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

 

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác rất phát triển, một số khoáng sản có sản lượng khai thác lớn là: than, thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn.

 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... trong đó, ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo.

+ Công nghiệp thực phẩm:là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á; hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

♦ Ngành nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu

+ Ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

+ Ngành chăn nuôiđang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Hiện nay, ngành này đang phát triển theo xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

 

+ Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: ở Đông Nam Á, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác; ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

♦ Ngành dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc… Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

+ Ngành thương mại: nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

 

+ Ngành du lịch: khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,... Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

 

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

 

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 

- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Có các ngành công nghiệp trọng điểm như Điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm,..

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Từ cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành đổi mới kinh tế, nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế châu Á và thế giới.
- GDP của khu vực Đông Nam Á tăng khá nhanh.
Năm 2015, GDP của khu vực là 2 527 tỉ USD, đến năm 2020 đạt 3 083,3 tỉ USD.In-đô-nê-xi-a là nước có GDP cao nhất khu vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và giữa các nước. Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế trung bình của khu vực đạt khoảng 5,5%; giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 4 - 5%.
- Cơ cấu kinh tế ở phần lớn các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình phát triển của ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á:
Ngành này phát triển với tốc độ khá nhanh, tỉ trọng đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực (năm 2020 là 49,7%)
Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng
Hiện nay, nhiều nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Các nước có ngành dịch vụ phát triển: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
Các ngành dịch vụ chủ yếu: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Phân tích ảnh hưởng

- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.

- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.

- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

Quy mô kinh tế:

+ Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của khu vực đạt hơn 3000 tỉ USD, có sự chênh lệch giữa các nước, nhiều nước có GDP/người cao hàng đầu thế giới như I-xra-ren (44169 USD/người), Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất (36285 USD/người).

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh. Do có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao vì có các ngành khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và hóa dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

+ Hiện nay nhiều nước Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,… nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

    

Tham khảo

-Quy mô GDP:

+Khu vực Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới (năm 2020). Hiện nay nhờ thay đổi chính sách trong phát triển kinh tế của các nước, quy mô GDP trong khu vực tiếp tục tăng.

+ Quy mô GDP giữa các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn. Các nước có quy mô GDP hàng đầu khu vực là A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en,...

- Tăng trưởng kinh tế:

+ Trong giai đoạn 2010 - 2020, tăng trưởng kinh tế của khu vực thiếu ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm của Tây Nam Á là 2,0%.

+ Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định chủ yếu là do sự xung đột vũ trang, sự bất ổn về giá dầu mỏ, dịch bệnh, bối cảnh quốc tế,...

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế các nước Tây Nam Á: chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng; Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp.

+ Ở một số quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến, sản xuất nông nghiệp được phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

- Sự phát triển của các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp: nhờ có lợi thế về nguồn tài nguyên dầu mỏ khí tự nhiên, nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á đã có phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ khí tự nhiên. Một số quốc gia phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao như điện tử - tin học là I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ,...

+ Nông nghiệp: với đặc điểm khí hậu khô hạn, đất đai khô cằn, ít sông hồ nên các cây trồng phổ biến của khu vực Tây Nam Á là bông, chà là; đất phù sa màu mỡ ở khu vực đồng bằng được sử dụng để trồng lúa mì. Vật nuôi phổ biến là cừu, một số nước trong khu vực còn nuôi bò theo quy mô trang trại áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến.Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản cũng được phát triển ở một số khu vực ven Địa Trung Hải, vịnh Péc-xích, Biển Đỏ,…

+ Dịch vụ: ngành giao thông vận tải khá phát triển; Hoạt động ngoại thương giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 5,1% tỉ trọng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và khoảng 5% tỉ trọng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trên thế giới (năm 2020).Hoạt động du lịch ở một số quốc gia được chú trọng phát triển.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Về quy mô GDP:

+ GDP khu vực Mỹ Latinh chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020). Giữa các quốc gia trong khu vực, GDP có sự chênh lệch rất lớn.

+ Nguyên nhân: nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, các quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP. Nợ nước ngoài đã tác động xấu đến kinh tế - xã hội ở các nước, như: Kìm hãm tốc độ tăng trưởng; Khả năng tích lũy của nền kinh tế thấp; Gây khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

- Về tăng trưởng kinh tế:

+ Tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ Latinh không ổn định: năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0.5%; năm 2019 đạt 1.6% nhưng tới năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm, xuống còn -6.7%

+ Nguyên nhân: do tình hình chính trị bất ổn ở các quốc gia, nợ nước ngoài cao ở một số quốc gia, dịch bệnh,...

- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu GDP khu vực Mỹ Latinh có sự chuyển dịch rõ rệt, với tỉ trọng ngành dịch vụ cao và có xu hướng tăng, chiếm hơn 60% (năm 2020).

- Các ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh. Các ngành công nghiệp nổi bật của khu vực là khai khoáng, điện tử - tin học, luyện kim, sản xuất ô tô, chế tạo máy bay,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê.

+ Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một số cây trồng chủ yếu: mía đường, đậu tương, chuối, cà phê,... Chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn, hiện đại.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, thu hút hơn 60% lao động khu vực Mỹ Latinh (năm 2020). Các ngành du dịch vụ nổi bật là: du lịch, thương mại và giao thông vận tải.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Vị trí địa lí:

Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.

Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2

 

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển

+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.

 

+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.

+ Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.

+ Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá.

- Nguyên nhân phát triển: Các nước tận dụng được các lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động cũng như thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.