Thảo luận nhóm, lấy ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+bụng đom đóm phát sáng cả ngày và đêm nhưng vì ban ngày ánh sáng mặt trời mạnh còn ánh sáng của đom đóm thì yếu nên ko nhìn thấy, còn ban đêm thì trời rất tối, gần như ko có ánh sáng nên ta thấy đc. Ánh sáng của đom đóm nhằm thu hút con mồi, như ánh sáng của đèn thì thu hút một số loài côn trùng ý.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
Tham khảo!
Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:
- Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.
- Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…
- Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới.
Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…
Vd về một số loài động vật đẻ trứng: cá, ếch, nhái, chim...
Vd về động vật đẻ con: các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng..
Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú:
- Phôi được nuôi dưỡng bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi.
- Thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây hại.
Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:
- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng mọc ra rễ. Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới.
- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ.
- Cây sắn, rau muống, rau ngót có thể hình thành những cây mới từ các mấu trên thân.
- Cây lá bỏng, khi lá rụng xuống thời gian sau mọc rất nhiều cây con từ lá đó.
-v..v.v...
Tham khảo:
Môi trường | Sinh vật |
Trong đất | Giun, dế, bọ cạp… |
Ao, hồ | Cá, tôm, cua, ốc… |
Trên mặt đất | Chó, mèo, lợn, gà, vịt, ngan… |
Tham khảo
– Môi trường ao: cá rô phi, cá chuối, cá trắm, ốc ao, vi khuẩn, bào, tảo, nhện nước,…
– Môi trường rừng ngập mặn: cây đước, cây rễ thở, vẹt, sứa, ngao, tôm, cá biển, cua…
– Môi trường đầm nuôi nước mặn: cá, ốc, rong, ngao, sò, vi khuẩn, tôm,…
Tham khảo:
Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi hơn để giúp nghiên cứu các sinh vật một cách dễ dàng và có hệ thống.
Tham khảo:
– Môi trường ao: cá rô phi, cá chuối, cá trắm, ốc ao, vi khuẩn, bào, tảo, nhện nước,…
– Môi trường rừng ngập mặn: cây đước, cây rễ thở, vẹt, sứa, ngao, tôm, cá biển, cua…
– Môi trường đầm nuôi nước mặn: cá, ốc, rong, ngao, sò, vi khuẩn, tôm,…
SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...
SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...
SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...
Tham khảo!
Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:
- Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng,…
- Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu,…
- Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.
- Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói,…
- Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng,…
- Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng,…
- Khu sinh học nước ngọt: Cây sen, rong đuôi chó, bèo tây, cỏ thìa, thủy cúc, cá mè, cá chép, tôm sông, con trai, ốc bươu vàng,…
- Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu,…