K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

- Chính sách đối nội:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các (trong vòng 40 năm, từ năm 1870 đến 1914, nước Pháp đã 50 lần thay đổi chính phủ).

+ Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Chính sách đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh.

14 tháng 9 2023

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

 

 

- Chính sách đối nội: Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh), đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh).

+ Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền đã ra đời ở Pháp và chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- Về đối nội:

+ Tình hình chính trị của nước Pháp rất phức tạp, liên tục thay đổi chính phủ.

+ Các chính phủ đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, thi hành chính sách đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại:

+Pháp tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa. Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

+ Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga, do vậy Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế.

- Về đối nội: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền ở Anh. Hai đảng này đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km2. Vì vậy, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trong 30 năm (1865 - 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức) đã vươn lên vị trí số một thế giới.

+ Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. Các tơ-rớt như “vua dầu mỏ” Rốc-cơ-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho,... đã chi phối và lũng đoạn nước Mỹ.

- Về đối nội: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền ở Mĩ. Cả hai đảng này đều thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Về đối ngoại: tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa.

+ Mỹ đã áp dụng Học thuyết Mơn-rô để tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này.

+ Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-líp-pin và Cu-ba.

14 tháng 9 2023

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

 Chuyển biến lớn về kinh tế:

= Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ 3, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

24 tháng 12 2023

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Tham khảo

- Về kinh tế:

+ Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Đức đứng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), đến năm 1890, nước Đức vươn lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).

+ Nhiều công ty độc quyền ra đời trong các lĩnh vực luyện kim, than đá, hoá chất,... và chi phối nền kinh tế đất nước.

- Về đối nội: quý tộc địa chủ và tư sản liên kết chặt chẽ, thi hành chính sách đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Về đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã bị các đế quốc phân chia, do đó, chính phủ Đức muốn dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

14 tháng 9 2023

- Chuyển biến về kinh tế của Đức:

+ Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.

+ Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

- Chuyển biến về chính trị của Đức:

Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

Đối ngoại: giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

14 tháng 9 2023

- Chuyển biến về kinh tế của Mỹ:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là những để chế tài chính như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, "vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,...

+ Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến cuối thế kỉ XIX, Mỹ trở thành nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

- Chuyển biến về chính trị của Mỹ:

+ Đối nội: chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống. Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại: giới cầm quyền Mỹ tìm cách tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; độc chiếm ảnh hưởng ở khu vực Mĩ La-tinh (thông qua các thủ đoạn như: viện trợ kinh tế, can thiệp quân sự, khống chế chính trị,…).