K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

14 tháng 9 2023

Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất

Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

(*) Thông tin tham khảo:

- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:

+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.

+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.

+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)

2 tháng 11 2023

Cuộc chiến tranh giữa Trịnh - Nguyễn thể hiện một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến giữa các giai cấp trong xã hội, quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng, quyền lực. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn chủ yếu bắt nguồn từ việc Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau nửa thế kỉ, hai thế lực nhà Trịnh - Nguyễn đã trải qua nhiều cuộc giao chiến, cuốn cả nước vào xoáy khói lửa. Cuộc chiến tranh đã gây những thiệt hại về sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng,  bên cạnh đó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, không cho lưu thông với bên ngoài. Tất cả đã dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

5 tháng 11 2023
Cuộc xung đột Trịnh Nguyễn là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó diễn ra từ những năm 1627 đến 1672, khi hai gia đình quyền lực là gia đình Trịnh và gia đình Nguyễn tranh đấu để kiểm soát vùng đất và quyền lực trong triều đình. Cuộc xung đột này bắt đầu từ những tranh chấp về quyền lực và tài nguyên, và dần trở thành một cuộc chiến đấu giữa hai phe phái trong triều đình. Trịnh là gia đình nắm quyền ở phía Bắc, trong khi Nguyễn nắm quyền ở phía Nam. Trong suốt thời gian xung đột, cả hai phe đều sử dụng các chiến lược quân sự, sự hỗ trợ từ các phe phái lân cận và cả việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhà nước lân cận như Trung Quốc và Campuchia. Cuộc xung đột này đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang, ảnh hưởng đến dân số và nền kinh tế của cả hai miền Bắc và Nam. Cuối cùng, vào năm 1672, sau nhiều thập kỷ xung đột, cuộc chiến giữa Trịnh và Nguyễn kết thúc với sự thỏa thuận hòa bình. Hai phe đã đồng ý chia đất và quyền lực trong triều đình, với Trịnh kiểm soát phần lớn phía Bắc và Nguyễn kiểm soát phần lớn phía Nam. Cuộc xung đột Trịnh Nguyễn đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng đến cả chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước. Nó cũng là một minh chứng cho sự cạnh tranh và tranh đấu quyền lực trong lịch sử Việt Nam.
14 tháng 9 2023

Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.  Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….

4 tháng 2 2023

Quê em tại Đông Triều, Quảng Ninh, nơi đây lưu giữ rất nhiều dấu tích lịch sử có gắn với nhà Trần. Trong đó có Đền An Sinh. Theo sách Trần Triều Thánh tổ các xứ địa đồ: đền An Sinh được xây dựng vào thời Trần, thờ 5 vị hoàng đế nhà Trần, có mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm bái đường, ống muống và hậu cung. Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị và vật trang trí kiến trúc bằng đất nung có khung niên đại khoảng thế kỷ XIV- XVIII, như: bia đá, mảnh tháp, gạch, ngói, linh thú…

16 tháng 8 2023

tham khảo

Công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất là Taj Mahal. Đây là một trong bảy kỳ quan của thế giới, là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, được xây dựng vào thế kỷ 17.Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù. Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Taj Mahal được được liệt vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Cuộc xung đột Nam-Bắc triều, Trịnh Nguyễn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XVI đã làm đất nước chúng ta bị chia cắt trong hơn 2 thế kỷ. Bên cạnh đó, nó còn làm cho đời sống nhân dân bị đảo lộn hoàn toàn. Đây là điều đáng lẽ không xảy ra nếu không có sự ham muốn quyền lực, muốn tranh giành quyền lãnh đạo đất nước của nhiều phe phái khác nhau trong chính quyền nhà Hậu Lê. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề và những vết nhơ khó rọt rửa trong lịch sử dân tộc.

13 tháng 8 2023

Từ bài học trên và những thông tin tìm hiểu được em có thể thấy cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ về người mà đất nước rơi vào hoàn cảnh chia cắt đau thương. Nhiều gia đình vì cuộc xung đột này đã xơ tán mỗi người một nơi, mỗi người một Đàng khó lòng gặp mặt tưởng chừng ở trong một đất nước mà xa cách như nghìn cây khó lòng tương phùng. Chúng ta cùng điểm qua các hệ quả tiêu cực của cuộc xung đột này nhé:

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

Thông qua những điều trên em hoàn toàn phản đối về cuộc xung đột này đã gây ra nhiều mất mát đau thương khiến nhiều người lầm than, gia đình ly tán đồng thời khiến một đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo theo nhiều người suy kiệt sức lực. Đất nước tàn phá ác liệt, ruộng nương phá bỏ nhân dân đói kém, người dân chết không kể siết tất cả những điều này đã gây ra nhiều mất mát đau thương dẫn tới nhiều người mất cha mất mẹ rơi vào cuộc sống lang thang không nơi nương tựa. Vậy nên em không tán thành và phản đối cuộc xung đột này khi đã gây tổn thương nặng nề tới người dân những con người vô tội, chịu áp bức bóc lột.

25 tháng 2 2023

Oxygen (O) là nguyên tố hóa học không thể thiếu cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất. Một lượng khí oxygen được con người hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tim co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định.

Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở thì không thể kéo dài trong vòng vài phút. Nếu não không được cung cấp oxygen thì sau 4 - 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút sẽ bị tổn thương không phục hồi. Oxygen có vai trò rất quan trọng đối với sự sống, cơ thể thiếu oxygen là nguyên nhân của nhiều bệnh. Da thiếu oxygen nhanh chóng bị lão hóa, sạm, khô, độ đàn hồi kém, dễ hình thành các nếp nhăn, thậm chí mất cân bằng của sự bài tiết chất nhờn và trở nên xám xỉn, dễ nổi mụn. Não thiếu oxygen lâu dài sẽ dẫn đến trí nhớ suy giảm, mỏi mắt, cao huyết áp, xung huyết não, tắc nghẽn mạch máu, xơ mạch máu,…

Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxygen cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng và có nhiều cây xanh là biện pháp cung cấp oxygen tự nhiên hữu ích.