K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

25 tháng 8 2023

* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững là:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

* Đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh là:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh vào chăn nuôi.

- Có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”.

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
1.Sự tăng trưởng của sản lượng chăn nuôi: Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành những nước có sản lượng chăn nuôi lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.Sự tập trung và thị trường hóa: Chăn nuôi ngày càng được tập trung và hóa thị trường, với sự phát triển của các chuỗi cung ứng liên kết ngược và xuôi, các doanh nghiệp lớn và các nhà máy chế biến thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
3.Sự đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng: Để tăng thu nhập và giá trị sản phẩm, nhiều nông dân và doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chăn nuôi cao cấp, như thịt gà và trứng hữu cơ, sữa bò hữu cơ, thịt heo béo hơn, vv.
4.Sự tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm: Sự quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đang ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong các nước phát triển và các thị trường xuất khẩu. 5.Sự đổi mới công nghệ và tự động hóa: Công nghệ và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.
6.Sự phát triển của chăn nuôi bền vững: Nhiều quốc gia đang chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi bền vững, với sự tập trung vào các hệ thống chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển các giải pháp tái sử dụng chất thải.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.
Đặc điểm của chăn nuôi bền vững:
- Phát triển kinh tế Nâng cao đời sống cho người dân
- Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi
- Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:
- Chuồng nuôi thông minh
- Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao

7 tháng 11 2023

* Vật nuôi phân loại theo:

+ Nguồn gốc

+ Đặc tính sinh vật học

+ Mục đích sử dụng

* Những phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta:

- Chăn thả tự do:

+ Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp.

+ Nhược điểm: năng suất thấp, không đảm bảo an toàn sinh học, thường xảy ra dịch bệnh.

- Chăn nuôi công nghiệp:

+ Ưu điểm: năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, quy mô lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Chăn nuôi bán công nghiệp

+ Ưu điểm: chất lượng chăn nuôi cao, vật nuôi được đối xử tốt.

+ Nhược điểm: nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh cao.

* Hình trên minh họa cho phương thức chăn nuôi công nghiệp.

* Chăn nuôi bền vững là nền chăn nuôi bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

* Chăn nuôi thông minh là nền chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không ngừng mở rộng kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ áp dụng mô hình 3F: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm), thực phẩm (food).

Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thức ăn trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Ngành thức ăn chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo thời gian tới, cùng với đà phát triển dân số và thu nhập của người dân, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,06%/năm, từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD năm 2025.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giống nhau:
- Tập trung vào việc sử dụng công nghệ để tối ưu hoá quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đề cao một cách tiếp cận bền vững và hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu và kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi.
- Tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi.
Sự khác nhau:
- Mô hình chăn nuôi bền vững tập trung vào việc tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đề cao việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách bền vững, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào sử dụng công nghệ để giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả sản xuất.
- Mô hình chăn nuôi bền vững đặc biệt chú trọng đến quy trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn. Trong khi đó, chăn nuôi thông minh tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giám sát quá trình sản xuất và cải thiện quy trình vận hành.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

16 tháng 2 2016

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta

- Thuận lợi

    + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu, lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp

     + Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp

     + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Khó khăn :

    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng  chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu)

    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

b) Tình hình phát triển chăn nuôi trâu bò của nước ta

- Đàn trâu ổn định ở mức 2.9 triệu con, đàn bò 5.5 triệu con ( năm 2005)  và có xu hướng tăng mạnh

- Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc bộ ( hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven Tp ồ Chí Minh, Hà Nội

c) Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sửa của người dân