Phân tích thực trạng chăn nuôi ở địa phương em và đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế: cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
* Vai trò của chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:
+ Cung cấp thực phẩm
+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
* Vai trò của chăn nuôi:
+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ
* Vật nuôi phổ biến ở nước ta:
- Gia súc: trâu, bò, chó, lợn, …
- Gia cầm: ngan, vịt, …
* Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền
Vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm: gà Đông Tảo, bò vàng, chó Phú Quốc,.
* Các phương thức chăn nuôi:
- Chăn nuôi nông hộ
- Chăn nuôi trang trại
Tham khảo:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững:
- Phát triển theo hướng ứng dụng đồng bộ công nghệ cao và tự động hoá trong các trang trại chăn nuôi hiện đại đê tăng độ chính xác về kĩ thuật, tăng quy mô, nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm, giảm công lao động, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi thông minh (IoT, AI, robot,...) giúp giảm công lao động, đảm bảo an toàn sinh học, minh bạch chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene và công nghệ tế bào phát triển mạnh mẽ sẽ tạo được nhiều giống vật nuôi mang những đặc tính mới, tăng năng suất hoặc tạo ra các sản phâm có giá trị mới.
- Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein phát triển sẽ ngày càng tạo ra được nhiều sản phâm bồ sung, sản phâm mới phục vụ hiệu quả cho chăn nuôi, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi theo chuỗi giá trị giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết thị trường.
- Số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng ăng, kết hợp với chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp các thành tựu về công nghệ cao nhanh chóng được áp dụng vào các khâu của quá trình chăn nuôi.
Đề xuất một số ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương:
- Ứng dụng công nghệ cao bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đàn bò.
- Ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật như chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý chất thả,...
- Ứng dụng công nghệ cao với phương pháp nuôi gà bằng dược liệu.
* Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của chăn nuôi: được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em: địa phương em chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.
Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:
- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.
- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...
- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...