Nêu vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
- Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.
- Tạo chất đốt, chạy máy phát điện
- Tạo phân bón.
* Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em
Địa phương em sử dụng khí sinh học làm chất đốt, chất thải ở hầm biogas làm phân bón cây, làm nước tưới.
* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi:
- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
* Liên hệ thực tiễn:
Vật nuôi không mắc bệnh sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi vì không tốn chi phí chữa bệnh, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi.
* Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế: cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
* Vai trò của chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:
+ Cung cấp thực phẩm
+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi
- Bảo vệ vật nuôi.
- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
* Liên hệ thực tiễn ở địa phương em:
- Phòng trị bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.
- Hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi là:
+ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con
+ Cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
- Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương:
+ Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
+ Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin. Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo. Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. Các vitamin cũng được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
* Khái niệm giống vật nuôi: là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.
* Vai trò của giống vật nuôi:
- Quyết định đến năng suất chăn nuôi
- Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
* Liên hệ thực tiễn tại gia đình, địa phương:
- Nuôi Gà Ri năng suất trứng khoảng 90 quả/mái/năm trong khi Gà Ai Cập đạt 250 quả/mái/năm.
- Lợn Móng Cái tỉ lệ nạc khoảng 32 – 35 % trong khi Lợn Landrace đạt 54 – 56%.
Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:
- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:
- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.
- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.
- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật.
Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi là:
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Quá trình chế biến đã làm cho các thành phần dinh dưỡng (ví dụ: protein) được chuyển hoá nên tăng tỉ lệ tiêu hoá cho người sử dụng. Mặt khác, việc cho thêm gia vị hoặc làm biến đổi một số thành phần trong sản phẩm tạo nên hương vị thơm, ngon làm tăng sự ngon miệng cho người dùng. Sau chế biến, có thể thu được một số sản phẩm có giá trị như các hoạt chất sinh học (probiotics), tăng sức khoẻ cho con người (sữa chua)...
- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm: Trong các sản phẩm chăn nuôi đều chứa các loại vi sinh vật, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng xấu đến con người (mầm bệnh). Qua quá trình chế biến, các mầm bệnh này sẽ bị tiêu diệt, thời gian bảo quản thực phẩm được kéo dài.
- Tăng giá trị kinh tế: Quá trình chế biến giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.
Liên hệ thực tiễn chế biến sản phẩm chăn nuôi ở gia đình em: gia đình em chế biến sản phẩm chăn nuôi theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng hương vị, kích thích vị giác và cung cấp dinh dưỡng.
- Chế biến thịt: lạp xưởng, patê, giò, xúc xích, các loại chả, nem…
- Chế biến cá: luộc, rán, hấp….
- Chế biến sữa: làm sữa chua, làm bánh...
Vai trò của ngành chăn nuôi ở địa phương em:
- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Ví dụ như: thịt, trứng, sữa….
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa….Ngoài ra, còn phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
- Chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Liên hệ: Ở địa phương em, chăn nuôi đang là ngành nghề tạo ra kinh tế chính cho các hộ dân trong vùng. Ngoài ra, chăn nuôi còn giúp cung cấp sức kéo, phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp; cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày.
* Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của chăn nuôi: được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em: địa phương em chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.