Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Mianma và ba nước Đông Dương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tại Mi-an-ma, các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
Tại Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
Tại Cam-pu-chia, sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân
nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha Xoa (1863-1866),...
Tại Lào, phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
Tham khảo:
- Ở Miến Điện:
+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.
+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.
+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
- Ở Inđônêxia:
+ Từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
+ Sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).
Tham khảo:
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Tham khảo
Cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Cuộc đấu tranh chống ách độ hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đàn áp bằng vũ lực.
+ Tại In-đô-nê-xi-a, vào thế XVII, Tơ-ru-ni Giô-giô ki kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tại đảo Gia-va.
+ Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bộ-hộ, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hộ (thế kỉ XVIII).
refer
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
refer
2.
- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…
- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…
- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.
3.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
Tham khảo:
- Tại Mianma:
+ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 - 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mianma.
- Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 - 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Tại Campuchia: sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 - 1892), của A-cha Xoa (1863-1866)....
- Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.