3. Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự trả giá của quân Minh là trái với “mệnh trời”
+ “Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!”
- Vì sao nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?
+ Vì triều đình phường Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử" thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. Bọn giặc làm gì cũng nhận danh mệnh trời” nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. Do đó, tác giả đã dùng cách "gây ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và giả danh kèm theo chúng có thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.
Ý kiến trái chiều về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy sự chất vấn, không xác quyết trong cái nhìn của tác giả về tương lai.
1. Nghề này là nghề làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu mà anh đang làm. Lí do khiến anh không nghĩ vậy nữa vì anh thấy có sự gắn bó giữa công việc của mình với bao nhiêu anh em đồng chí dưới xuôi, đồng thời công việc cũng chính là một người bạn, làm cho anh không cảm thấy cô đơn.
2. a. Họ là những người ngày đêm thầm lặng cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư nghiên cứu bản đồ sét... Tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình hàm ý đó không chỉ là một con người cụ thể mà đặt tên dựa trên nghề nghiệp và giới tính đẻ lấy họ làm đại diện cho những con người đang lặng thầm cống hiến nói chung.
Viết đoạn văn rõ chú thích nhé em.
3. Cuộc sống của anh thanh niên khiến em liên tưởng tới nhân vật Rô-bin-xơn trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô) cũng từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn.
- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:
+ Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)
+ Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy
- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng
+ Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại
- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc
+ Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
- Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được
- Việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này vì:
+ Thể hiện tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.
+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2.
- Chú ý đoạn văn tác giả vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:
Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.
- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:
+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.
+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.
+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.