K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

góc M=29 độ

Xét ΔMNP vuông tại N có tan M=NP/MN

=>42/MN=tan29

=>MN=75,8(m)

*Quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa của là một huyện đảo thuộc Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, bao gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15045’00”N - 170 15’00” và kinh độ 111000’00”E - 113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý....
Đọc tiếp
*Quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa của là một huyện đảo thuộc Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, bao gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 1504500”N - 170 1500” và kinh độ 111000’00”E - 113000’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000 km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn gọi là nhóm Tây). - Nhóm An Vĩnh: nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Theo sách Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng 3 cưỡi thuyền ra đảo, 3 đêm thì tới nơi…”. Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn, đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3km2).  - Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm): có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32km2. Về yếu tố quân sự, đảo Hoàng Sa là đảo chính của quần đảo nhưng không phải là đảo lớn nhất. Nhiều nhà quân sự cho rằng đảo này có vị trí quan trọng nhất, hơn cả đảo Phú Lâm trong việc phòng thủ bờ biển Việt Nam. Trong thời gian chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, ở đảo này có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng, miễu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền. Bia chủ quyền do người Pháp dựng lên năm 1938, ghi nhận lại chủ quyền chính thức của Việt Nam từ năm 1816. Cơ sở quân sự được thiết lập từ đầu thập niên 1930. Sang thập niên 1950, 1960, nhà cửa được xây cất thêm, tạm đủ cho sự trú phòng của một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến. Bia chủ quyền Việt Nam được đặt gần giữa đảo. Nhà Nguyễn đã chính thức đặt chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa năm 1816.Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt Nam ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền, lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển, nhất là dầu khí… thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đầu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn; quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở pháp luật để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông nhằm khai thác các tài nguyên biển, nhất là dầu lửa và khí đốt.* Quần đảo Trường SaQuần đảo Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Nam Hải khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2 nằm ở giữa vĩ độ 6030 đến 120 Bắc và kinh độ 111030đến 117020Đông. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06 km2). Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý.
1
26 tháng 12 2017

cảm ơn về kiến thức hữu ích này

6 tháng 4 2019

Trên đảo nổi

6 tháng 4 2019

đảo nổi á

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

*Quần đảo Hoàng Sa:

Đây là một quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn...
Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111°Đ đến 113°Đ, trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45'B đến 17°15' B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn... 
*Quần đảo Trường Sa :

Quần đảo này nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ tuyến từ khoảng 6°30'B đến 12°B và kinh tuyến từ khoảng 111°30'Đ đến 117°20’Đ. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, đảo cao nhất so với mực nước biển là Song Tử Tây và đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình (0,6 km2).

22 tháng 1 2018

Lời giải:

Người được gia đình Nga nhắc đến trong bài thơ là chú của Nga.

15 tháng 11 2021

Chọn đáp án A

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta.
- Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:
+ Các quốc gia: Lào; Cam-pu-chia.
+ Biển Đông.
+ Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ
• Yêu cầu số 2:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Xác định trên lược đồ: 

+ Dãy núi Trường Sơn: Chạy dọc theo sườn duyên dải miền Trung.

+ Dãy núi Bạch Mã: là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
+ Đèo Hải Vân: Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Vườn Quốc gia : Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở phần Bắc dãy núi Trường Sơn  thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Quần đảo Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý

+ Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, 
- Địa hình vùng duyên hải miền Trung có sự khác biệt từ tây sang đông, phía tay là địa hình nhiều đồi núi, phí đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Trình bày vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của quần đảo Trường Sa

(*) Trình bày:

- Vị trí địa lí:

+ Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6030’ đến 120 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020’ độ kinh Đông; Cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý.

+ Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta.

+ Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.

- Đặc điểm tự nhiên:

+ Diện tích các đảo: các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ; trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2.

+ Độ cao của các đảo (so với mặt nước biển trung bình) khoảng từ 3 m - 5 m; cao nhất là đảo Song Tử Tây, khoảng từ 4 m - 6 m (lúc thủy triều xuống).

+ Chất đất trên các đảo chủ yếu là cát san hô, có lẫn các lớp phân chim và mùn cây, dày khoảng 5 cm - 10 cm.

+ Một số đảo có mạch nước ngầm, có thể tạo ra các giếng nước ngọt, như: Song Tử Tây, Song Tử Đông, Trường Sa, v.v. Đây là vấn đề rất quan trọng để đưa dân ra sinh sống trên các đảo và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Ngoài các đảo nổi, còn có các bãi đá, san hô ngầm, như: Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài, v.v.

+ Khí hậu ở quần đảo Trường Sa được chia thành hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: giông, lốc diễn ra quanh năm và là nơi thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua.

+ Thảm thực vật ở quần đảo Trường Sa tương đối phong phú với nhiều loại cây xanh, như: phong ba, mù u, bàng vuông, phi lao và một số dây leo, cỏ dại vùng nhiệt đới. Đặc biệt, trên đảo Song Tử Đông có cả vườn dừa và nhiều cây nhỏ.

+ Nguồn lợi hải sản ở Trường Sa cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại động vật quý, hiếm và có giá trị kinh tế cao, nhất là tôm hùm, vích và cá ngừ đại dương, v.v.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Chúng ta dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về vùng Biển Đông, cũng như sự thừa nhận của các nước trên thế giới về chủ quyền của nước ta.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, từ khoảng 15o45’ đến 17o15’ vĩ Bắc, 111o đến 113o kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Đây là một quần thể san hô, gồm 37 đảo, bãi cạn, bãi đá ngầm, cồn san hô, được chia thành hai nhóm đảo.

Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, khoảng từ vĩ tuyến 6030' Bắc đến 12000' Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111030' Đông đến 117020' Đông.

Đảo Thổ Chu nằm cách đảo Phú Quốc và thành phố Rạch Giá lần lượt là 55 hải lý (102 km) và 220 km về phía tây nam và cách mũi Cà Mau 85 hải lý (157 km) về phía tây bắc. Trên đảo có bốn bãi biển là bãi Ngự, bãi Dong, bãi Mun và bãi Nhất, trong đó bãi Ngự và bãi Dong là lớn hơn cả.

Quần đảo Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc).

Phú Quý ở tọa độ 108o55' đến 108o58' kinh Đông và từ 10o29' đến 10o33' vĩ Bắc, khoảng cách tới các vùng lân cận như sau: Cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý (khoảng 104 km) về phía Đông Nam. Cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam. Cách thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150 km về phía Nam.

Đảo Phú Quốc nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam cách đất liền 45km và 4km từ  ranh giới Campuchia-Việt Nam. Hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan và là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Cách thành phố Rạch Giá 115km. Thị xã Hà Tiên chỉ cách đảo Phú Quốc 45km, nên có thể đi phà từ Hà Tiên qua Phú Quốc và ngược lại với thời gian gần 2 giờ đồng hồ. Phú Quốc gần với với tỉnh Kampot của Campuchia hơn, chỉ có 18km. Các tọa độ GPS của Phú Quốc là: 10,2289 ° vĩ độ Bắc và 103,9572 0 kinh độ Đông.

Đảo Cồn Cỏ là một hòn đảo nằm ở tỉnh Quảng Trị, cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh khoảng 15 hải lý.