Em hãy phân tích câu nói của bạn Văn và câu nói của bạn Hóa theo góc độ Văn học và góc độ Hóa học nhé!
10 GP sẽ được tặng cho bạn có câu trả lời hay nhất, chính xác nhất (không copy).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch không chết đùa mà chết thật" là một câu nói sâu sắc và mang ý nghĩa rất quan trọng. Đối với em, câu nói này nhấn mạnh đến sự tác động của hành động và lời nói của chúng ta đối với người khác.
Câu chuyện về việc trẻ em ném đá vào lũ ếch để đùa vui có thể được hiểu như một hình ảnh của sự bắt nạt và hành động tàn ác. Trẻ em có thể không nhận ra tác động tiêu cực của hành động của mình, nhưng những hậu quả có thể là rất nghiêm trọng. Lũ ếch không chết đùa mà chết thật là một cách để nhấn mạnh rằng những hành động và lời nói của chúng ta có thể gây ra hậu quả không mong muốn và thậm chí có thể làm tổn thương người khác.
Đối với em, câu nói này cũng nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta trong việc đối xử và giao tiếp với người khác. Chúng ta cần nhận thức rằng những lời nói và hành động của mình có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của người khác. Đôi khi, một lời đùa vô tình hay một hành động nhẹ nhàng có thể gây ra những tổn thương không thể khôi phục được.
Vì vậy, câu châm ngôn này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc đối xử và giao tiếp với tình yêu thương, sự tôn trọng và sự nhân ái. Chúng ta cần nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của chúng ta có thể có tác động lớn đến người khác, và chúng ta nên luôn cẩn trọng và tỉnh táo trong việc xây dựng một môi trường tốt đẹp và đáng sống cho tất cả mọi người.
Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch chết không đùa mà là chết thật", một lần nữa khiến tôi phải suy nghĩ đến những hành động "vô ý" xuất phát điểm chỉ là để thỏa mãn niềm vui bản thân nhưng cuối cùng lại khiến người khác gánh chịu hậu quả từ trò đùa quái ác ấy. Tôi nghĩ ngay đến vấn nạn bắt nạt học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày hôm nay. Một bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng gần đây "The Glory" cũng đã phơi bày phần nào bộ mặt thối rữa của những kẻ bắt nạt luôn lấy lí do đùa cho vui để tổn thương cả thể xác và tinh thần của bạn học khác. Nhân vật chính của chúng ta cũng là một trong số rất nhiều nạn nhân của "trò đùa" học đường từ những kẻ bắt nạt nhưng không phải ai cũng có thể vượt qua. Hoặc tồi tệ hơn họ sống với những tổn thương và mặc cảm day dứt với bản thân đến cuối đời. Ngoài ra còn vô số những trường hợp khác trên mạng xã hội ban đầu là mục đích mua vui nhưng hậu quả lại tạo một làn sóng dư luận chèn ép người khác vào bước đường cùng. Lời nói có thể chỉ là những câu bông đùa, hành động cũng chỉ mang tính chất trêu chọc nhưng tổn thương là thật. Có những hậu quả vượt ngoài dự liệu có thể khiến chúng ta ân hận cả đời vì hành động của chính mình. VÌ vậy, trước khi bắt đầu hành động dù là mục đích nào đi chăng nữa cũng phải cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ càng. Một khi bắt tay làm thực hiện phải lường trước mọi hậu quả kể cả tình huống xấu nhất. Đặc biệt là không thể lấy lí do "vui đùa" để biện hộ cho hành động độc ác của mình đối với người khác. Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của đối phương, một lần thấu hiểu đó là cảm giác như thế nào khi ta là nạn nhân của hành động vui đùa ấy. Nỗi đau chính bản thân mình không chịu được thì cũng đừng bắt người khác phải gánh chịu. Hi vọng mỗi chúng ta đều có riêng cho mình một tư duy sáng suốt và ngừng đi theo số đông, đùa vui luôn phải biết điểm dừng không nên để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát đến mức không thể vãn hồi.
TL
1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự
2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.
3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.
4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
K cho mik nha
HT
TL:
1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự
2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.
3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.
4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
^HT^
1.Flamingo: hồng hạc
2.Elephant: con voi
3.Ox: bò (bò đực)
4.Fox: con cáo
5.Hawk: chim ưng
6.Chimpanzee: tinh tinh
7.Leopard: báo
8.Buffalo: trâu
9.Koala: gấu túi
10.Rhino: tê giác
11.Tiger: hổ
12. Crocodile: cá sấu
Em mới tìm đc 10 con:
flamingo: hồng hạt
elephant: con voi
Rhino: tê giác
Fox: con cáo
Koala: gấu túi
Leopar:báo hoa mai
Chimpazee: tinh tinh
Crocodile: cá sấu
Hawk: chim ưng
Buffalo:con trâu
Lưu ý: Nếu bạn nào trả lời trước thì mình sẽ k câu trả lời đó. Mai mình nộp bài rồi, các bạn giúp mình nha !
Bài giải
Số học sinh được điểm 6 chiếm số phần trăm số học sinh cả lớp là:
25% + 6,25% = 31,25 %
Số bạn được điểm 10 và 9 chiếm số phần trăm số học sinh cả lớp là:
25% + 31,25% = 56,25 %
Lớp 5A có số học sinh là: 18 : 56,25 x 100 = 32 (học sinh)
Đáp số: 32 học sinh
Học tốt nhé bạn Tiên ~!!!!!!!
Để gặp được nhà vua, người đó phải nói “tôi sẽ bị treo cổ!”. Nếu như câu nói này là đúng thì anh ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem anh ta đi chém đầu thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của là sai, mà nếu vậy thì anh ta sẽ bị treo cổ, nhưng nếu treo cổ thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” lại là đúng. Vua cũng thua!
k mình nha !
CHÚC BẠN HỌC GIỎI
Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ớ hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong 2 lá mầm (tức là nằm trong phôi). => Hạt đỗ đen có 2 bộ phận
Chúc bạn học tốt!
Ta coi như các căn hộ được đánh số từ 1 đến 64 (vì ngôi nhà có 8 tầng, mỗi tầng có 8 căn hộ). Ta có thể hỏi như sau:
- Có phải số nhà bạn lớn hơn 32?
Sau khi Lan trả lời, dù "đúng" hay "không" ta cũng biết chính xác căn hộ của Lan ở trong số 32 căn hộ nào. Giả sử câu trả lời là "không" ta cũng biết chính xác căn hộ của Lan ở trong số 32 căn hộ nào. Giả sử câu trả lời là "không", ta hỏi tiếp:
- Có phải số nhà bạn lớn hơn 16?
Sau câu hỏi này ta biết được 16 căn hộ trong đó có căn hộ Lan đang ở.
Tiếp tục hỏi như vậy đối với số đứng giữa trong các số còn lại. Sau mỗi câu trả lời khoảng cách giữa các số giảm đi một nửa. Cứ như vậy, chỉ cần 6 câu hỏi, ta sẽ biết được căn hộ Lan ở.
"Không có lửa làm sao có khói"
Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào?
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...
Theo góc độ của hóa :
Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.
Theo góc độ của văn :
Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói