K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2023

:(

15 tháng 4 2023

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Thông thường Lễ hội Kate của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại đền tháp Po Nagar, Tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Kate của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa xưa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.

Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc tại làng Hữu Đức.

Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.

Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm.

Tồn tại cùng với thời gian, ngày nay lễ hội Ka Tê không chỉ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là ngày hội văn hóa ý nghĩa đối với bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.

 

17 tháng 3 2022

TK :

Christmas is a celebration of Jesus Christ's birth. Some people celebrate Christmas differently, but it is all based upon the birth of Christ. Christmas is on December 25th. This is the day that Jesus is said to be born. Nobody really knows the exact date Jesus was born. Yet, in 137 AD, the Bishop of Rome ordered the birthday of The Christ child be celebrated as a solemn feast. In 350 AD, another Roman Bishop named Julius I, choose December 25th as the observance day of Christmas. People celebrate Christmas differently form one another. For example, my family celebrates Christmas by decorating our entire house. We also exchange gifts, go to church, and cook a big dinner. Even though we do all these things, we remember the "true" meaning of Christmas - To Celebrate the Birth of Jesus Christ.

17 tháng 3 2022

Christmas is celebrated every year on December 25. The festival marks the celebration of the birth anniversary of Jesus Christ. Jesus Christ is worshipped as the Messiah of God in Christian Mythology. Hence, his birthday is one of the most joyous ceremonies amongst Christians. Although the festival is mainly celebrated by the followers of Christianity, it is one of the most enjoyed festivals all over the globe. Christmas symbolizes merriment and love. It is celebrated with a lot of zeal and enthusiasm by everyone, no matter what religion they follow. 

 

 

 

The season of Christmas that begins from Thanksgiving brings festivity and joy to everyone’s lives. Thanksgiving is the day when people thank the almighty for blessing them with harvest and also show gratitude towards all the good things and people around. On Christmas, people wish each other Merry Christmas and pray that the day takes away all the negativity and darkness from people’s life. 

 

 

 

Christmas is a festival full of culture and tradition. The festival entails a lot of preparations. Preparations for Christmas start early for most people. Preparations for Christmas involve a lot of things including buying decorations, food items, and gifts for family members and friends. People usually wear white or red coloured outfits on the day of Christmas. 

 

 

 

The celebration begins with decorating a Christmas tree. Christmas tree decoration and lighting are the most important part of Christmas. The Christmas tree is an artificial or real pine tree that people adorn with lights, artificial stars, toys, bells, flowers, gifts, etc. People also hide gifts for their loved ones. Traditionally, gifts are hidden in socks under the tree. It is an old belief that a saint named Santa Claus comes on the night of Christmas eve and hides presents for well-behaved kids. This imaginary figure brings a smile to everyone’s face. 

 

 

 

Young children are especially excited about Christmas as they receive gifts and great Christmas treats. The treats include chocolates, cakes, cookies, etc. People on this day visit churches with their families and friends and light candles in front of the idol of Jesus Christ. Churches are decorated with fairy lights and candles. People also create fancy Christmas cribs and adorn them with gifts, lights, etc. Children sing Christmas carols and also perform various skits marking the celebration of the auspicious day. One of the famous Christmas carols sung by all is “Jingle Bell, Jingle Bell, Jingle all the way”.

 

 

 

On this day, people tell each other stories and anecdotes related to Christmas. It is believed that Jesus Christ, the son of God, came to the Earth on this day to end people’s sufferings and miseries. His visit is symbolic of goodwill and happiness and it is depicted through the visit of the wise men and the shepherds. Christmas is, indeed, a magical festival that is all about sharing joy and happiness. For this reason, it is also my most favorite festival. 

 

 

 

Apart from the religious beliefs, the festival is known as sharing gifts with family as well as friends. The cute kids wait for the whole year to receive gifts from Santa. The craze of receiving gifts increases so much that they get up at midnight and start asking what they are going to get from Santa. They share their wishes with their parents and their parents try to accomplish them on the behalf of Santa. 

6 tháng 3 2023

- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”

- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”

- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”

- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”

19 tháng 1 2023

Gợi ý cho em dàn ý chung:

MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)

Địa điểm diễn ra

TB: Thời điểm diễn ra lễ hội

Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Phần lễ:

+ Bài phát biểu của các lãnh đạo

+ Đánh trống khai hội

+ Ý nghĩa của lễ hội?

...

Phần hội:

+ Gồm các hoạt động giải trí nào?

+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?

+ Cảm xúc của mọi người?

=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?

KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội

19 tháng 1 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.

29 tháng 1 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.

29 tháng 1 2023

Về j thế bạnhum

5 tháng 3 2023

- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:

+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê

+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê

+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.



 

1 tháng 10 2021

day : 

Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam ta bên cạnh những câu truyện cổ tích nhiệm màu, những truyền thuyết xa xăm thì ca dao là một trong những thể loại chiếm số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng có phạm vi đề tài rộng lớn. Không chỉ  bộc lộ tấm lòng, tâm hồn của người lao động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi mà các thể loại ca dao trữ tình, có vần có nhịp gần như những câu hát còn nói lên những đắng cay, xót xa của con người dưới chế độ cũ, đồng thời cũng có một số câu là lời ca hóm hình, tươi vui đầy lạc quan về cuộc đời, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, bộc lộ vô cùng rõ nét đời sống tinh thần của người Việt xa xưa, đặc biệt là của người phụ nữ.

Có thể nói rằng ca dao than thân là thể loại văn học dân gian đặc biệt được đặc cách dành riêng cho người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà ở đó họ được tự do thể hiện cảm xúc, thể hiện những xót xa, đớn đau trong cuộc đời, và cả những nỗi niềm khao khát hạnh phúc mà không phải e ngại, dè chừng. Thông qua ca dao than thân người ta biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, và cả những nỗi bất công mà kiếp đàn bà phải gánh chịu. Ca dao đã trở thành một cánh cửa để người phụ nữ giải phóng tâm hồn mình, bởi tính dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc, không cần học vấn uyên thâm như Hồ Xuân Hương người ta vẫn có thể thốt ra những câu ca dao thật hay, thật ý nghĩa với những hình ảnh giản dị, mang đậm phong thái dân gian. Ví như câu hát dưới đây:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa để thấy được những tình cảm, thông điệp gửi gắm trong đó

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được ví với hình ảnh “tấm lụa đào”, đó là một hình ảnh rất hay và vô cùng sâu sắc, nó khá tương tự với cái cách mà Hồ Xuân Hương ví người phụ nữ với “bánh trôi nước”. Tấm lụa đào là một vật phẩm đẹp đẽ quý giá, mềm mại, lụa đào là biểu trưng cho sự xuân sắc, kiều diễm của người con gái. Thế nhưng đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức cho người ta lựa chọn, ngã giá không hơn. Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”, bởi họ nào được phép lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình, cũng lạc lõng bơ vơ giống hệt cái bánh trôi của bà chúa thơ Nôm “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải chấp nhận “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, phải phụ thuộc vào lễ giáo xã hội cũ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ sâu sắc. Như vậy từ câu ca dao trên có thể nhận ra rằng người phụ nữ xưa đã có ý thức rất rõ về vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình của mình, thế nhưng đắng cay thay xã hội phong kiến bất công đã chèn ép, không cho họ được tự do, phóng khoáng, khiến cuộc đời của biết bao nhiêu kiếp hồng nhan phải chịu cảnh tủi nhục, ngẫm mà không khỏi xót thương, cảm thán. 

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”

Đây cũng là một câu ca dao than thân, nhưng nó mang những ý nghĩa kín đáo hơn nhiều, vẫn biết ông bà ta thường có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, thế nhưng cuộc đời nào phải ai cũng nghĩ như vậy. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, kẻ có nhan sắc cũng chưa chắc có được một cuộc đời sung sướng, vậy thì những người phụ nữ bất hạnh kém đi vài phần tư sắc lại càng trở nên thiệt thòi hơn cả. Thế nhưng họ không chịu chấp nhận số phận ấy, họ ý thức được giá trị bản thân, vẫn khao khát được yêu thương một cách sâu sắc, khi tự ví mình là “củ ấu gai”, tuy vỏ ngoài thì đen đúa xấu xí, thế nhưng bên trong lại “ngọt bùi”, trắng trẻo. Hình ảnh ấy chính là lời ẩn dụ sâu sắc của người phụ nữ về vẻ đẹp tâm hồn đáng quý bên trong cái vỏ ngoài có phần khiếm khuyết, không được bắt mắt của mình. Câu ca dao thể hiện những nỗ lực trong việc tìm kiếm hạnh phúc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa bên cạnh nhan sắc mỹ miều. Đồng thời người ta cũng có thể cảm nhận được ở đây phảng phất có sự hờn trách, tủi hổ về thân phận đàn bà, về người phụ nữ thiếu đi chút phần tư sắc trong xã hội cũ.

“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

Khác với hai bài ca dao trên thì ở bài này người ta lại dễ dàng nhận ra bóng hình của một chàng trai mang nỗi niềm tương tư sâu sắc với người con gái mình yêu. Hình ảnh “trèo lên cây khế nửa ngày” là một hình ảnh khá độc đáo và khác lạ, chính cái khác lạ, vô lý ấy đã đem đến cho chúng ta những lý giải chính xác về tâm hồn của chàng trai, yêu đến mức ngẩn ngơ thần hồn. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai đành chỉ biết tâm sự cùng cây khế “ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Người ta cứ ngỡ anh chàng ngớ ngẩn này đang hỏi tại sao khế chua, nhưng thực tế là anh đang tự xót xa cho bản thân mình, đang bộc lộ cái niềm xót xa, chua chát của mình khi đối mặt với tình yêu. Vậy đó là một tình yêu như thế nào mà khiến chàng trai có vẻ vật vã, xót xa đến vậy? Trả lời rằng đó là một tình yêu ứng với hình tượng “mặt trời” và “mặt trăng”, ứng với “sao hôm” và “sao mai”, vốn đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự xa cách, trắc trở, không thể đến với nhau. Yêu đương mà không được gặp nhau, không được gần nhau, cứ mãi xa cách, mãi chỉ nhớ vì nhau trong vô vọng thì có lẽ chính là sự giày vò kinh khủng nhất, không cách gì nguôi ngoai được. Thế nhưng chàng trai cũng chẳng từ bỏ, vẫn cố gắng tựa như vì sao Vượt, cố đợi chờ trăng lên, thế nhưng trái ngang sao, dẫu sao đã vò võ chờ ở đỉnh trời mà trăng kia mới đủng đỉnh chậm rãi mọc lên, không khỏi khiến lòng người xót xa. Trước sự ngăn cách, chia phôi, trước muôn ngàn khó khăn, nhưng có lẽ đắng cay nhất vẫn là sự thờ ơ của người con gái ấy chàng trai đã không cầm lòng được mà phải thốt lên “Mình ơi, có nhớ ta không?” để bộc lộ tình cảm, để bộc lộ những đắng cay mà bản thân phải chịu đựng, đồng thời cũng trông chờ đáp án của người trong mộng.

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Cũng tương tự như bài ca dao trên, đây cũng là bài thể hiện nỗi nhớ sâu sắc trong tình yêu, nhưng là tình yêu của người con gái với tình nhân. Thương nhớ đến mức thẫn thờ “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” như lời Nguyễn Khoa Điềm viết, rồi nhớ thương đến mức nước mắt đã đẫm khăn tay, chong đèn chờ sáng, thao thức không yên. Có lẽ đó chính là nỗi lo lắng, không yên điển hình của mỗi người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương ai đó thật lòng, nhưng biết dạ họ ra sao, cũng là nỗi sợ vụt mất tình yêu, vụt mất hạnh phúc, đâm ra cứ quanh quẩn bên cái lo sợ được mất thành ra nhiều cớ sự. 

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Cũng nói về tình yêu, nhưng ở câu ca dao này nỗi nhớ nó được thể hiện một cách bạo dạn, phóng khoáng và tình tứ hơn so với hai bài ca trên rất nhiều. Cái tình yêu ở đây, nỗi nhớ ở đây nó mãnh liệt đến mức người con gái có những suy nghĩ hết sức hoang đường, bởi có dòng sông nào chỉ rộng tày gang, lại có dải yếm nào bắc thành cầu được. Cuối cùng có thể tóm gọn lại cả ba bài ca dao tôi vừa phân tích nó đều thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được ở bên người mình yêu, được gần gũi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi rất chân thực được bộc lộ qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, qua lối nói có phần bông đùa hóm hỉnh. Mà ở đó ta thấy được nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, có xót xa cay đắng, có lo lắng, ưu phiền, có nồng nàn, mãnh liệt, và bao trùm lên tất cả ấy là nỗi nhớ đặc trưng của tình yêu, thể hiện đời sống nội tâm vô cùng phong phú của ông cha ta trong xã hội cũ. 

“Muối năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Đây là một câu hát rất đặc biệt về tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng sắt son, chung thủy, thông qua hai hình ảnh kinh điển là gừng cay, muối mặn. Vị cay của gừng chính là biểu tượng của những đắng cay trong cuộc đời mà con người ta đã cùng nhau vượt qua trong bao nhiêu năm tháng, còn vị mặn của muối có thể lý giải một cách đơn giản đó có là tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng được xây dựng từ những năm tháng tân hôn, hoặc cũng có thể là vị mặn của giọt mồ hôi qua những ngày chung lưng đấu cật, phấn đấu vì gia đình. Ngoài ra gừng và muối còn là hai loại gia vị không thể thiếu và rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt gia đình, gừng mang vị cay, tính ấm, góp phần làm tình cảm gia đình thêm ấm cúng, muối vị mặn tính hàn có tác dụng trung hòa, làm bữa cơm thêm phần đậm đà, ngon ngọt. Hay đôi khi ta có thể ví gừng là tượng trưng cho người chồng, muối là người vợ, sự phối hợp của cả hai là nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Tóm lại dù là cách hiểu nào, hai hình ảnh gừng và muối đều là tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, thủy chung, thiết tha, nồng đượm, khẳng định bằng câu kết “Đôi ta nghĩa nặng tình dày/Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa. 

Tổng kết lại những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp, những nét đặc sắc trong đời sống tâm hồn, tình cảm của ông cha ta từ ngàn xưa, bên cạnh lũy tre làng, con trâu, giếng nước, gốc đa, sân đình. Với cách sử dụng câu từ độc đáo, thể thơ lục bát của dân tộc, cùng với những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thuộc, nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang cho thể loại này những nét độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là sự dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.