K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

bạn tk nha 

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

 

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

 

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.

 

Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

 

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

 

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

 

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

 

Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

9 tháng 4 2023

bn tham khảo nha.

“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

Em tham khảo :

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

2 tháng 2 2021

MB: Đưa ra vấn đề.

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

II/ TB:

-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.

-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.

-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ

-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.

-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.

-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.

-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.

-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.

Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.