Câu 1: Bản hiệp ước đánh dấu một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam bị mất vào tay Pháp là
A. hiệp ước Nhâm Tuất.
B. hiệp ước Qúy Mùi.
C. hiệp ước Giáp Tuất.
D. hiệp ước Pa – tơ – nốt.
Câu 2: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào? A. Phong trào Cần Vương.
B. Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
C. Phong trào độc lập dân tộc.
D. Phong trào nông dân Yên Thế.
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A.Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
B. Lấy lại danh dự sau thất bại tấn công Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Triều đình không dẹp được các cuộc nổi dậy của nhân dân.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 5: Hiệp ước nào được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp được coi là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến?
A. Hiệp ước phòng thủ chung.
B. Hiệp ước Pa – tơ – nốt.
C. Hiệp ước Hác - măng.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 6: Nội dung cơ bản của “Chiếu Cần Vương” là gì?
A. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và đồng bào miền núi đứng lên giúp vua cứu nước.
C. Kêu gọi nhân dân và binh lính đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 7: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc vào năm 1873?
A. Triều đình Huế vi phạm hiệp ước năm 1862.
B. Lấy cớ giải quyết vụ Duy - puy.
C. Triều đình Huế không chịu bồi thường chiến phí.
D. Chính quyền nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về tình hình của Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì?
A. Đời sống nhân dân rơi vào cảnh cơ cực.
B. Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp bị sa sút.
C. Triều đình Huế thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại tiến bộ.
D. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
Câu 9: Trong cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở những địa điểm nào?
A. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Tòa Khâm sứ và cửa biển Thuận An.
D. Đồn Mang Cá và kinh thành Huế.
Câu 10: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm là gì?
A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế Nam Kì.
B. Chuẩn bị kế hoạch, lực lượng tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Chuẩn bị binh lực, khí giới để đánh chiếm Đà Nẵng và Nam Kì.
D. Thương lượng với triều đình Huế để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
16. D
17. B
18. A
16D
17D
18A