K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2023

Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bởi đó là hành động không ngừng học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, đồng thời góp phần làm cho xã hội trở nên hiện đại, phát triển.

Để thực hiện việc khám phá và hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải:

- Tự nhận thức đúng bản thân

- Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân

- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện

- Xác định những thuận lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

-  Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:

+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.

- Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.

25 tháng 2 2016

giúp mk với khocroi, mai mk có bài kiểm tra 1 tiết , trong đó chắc chắn sẽ có câu này !

2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó chỉ là một chi tiết của câu chuyện nhưng nó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương,thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

22 tháng 2 2016

_ Tế bào con lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con. Đó là sự phân bào

_ Quá trình phân bào đầu tiên hình thành 2 nhân, tách xa nhau, không bào chia nhỏ, sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con

_ Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia

_ Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển

Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ". Nhân vật tôi muốn giả danh tri thức mà đi khám mắt để đeo kính đồng thời các bác sĩ vì muốn tỏ ra là mình tài giỏi nên khám sai bệnh cho bệnh nhân.

Điều đó tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Khi nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức vì muốn chạy đua thành tích mà đưa ra một đống phương hướng, biện pháp... khác nhau để thử nghiệm trong khi chưa nắm rõ tình hình chính mình. Kết quả là gây ra một đống sai phạm, đã sai lại càng sai, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh sĩ". Nhân vật tôi muốn giả danh tri thức mà đi khám mắt để đeo kính. Các bác sĩ vì muốn tỏ ra là mình tài giỏi nên khám sai bệnh cho bệnh nhân.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán .

Chủ đề của tác phẩm: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán. 

13 tháng 9 2023

- Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.

- Chủ đề:

+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc và luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.