K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Gợi ý các bước tiến hành thí nghiệm:

- Đặt tấm nhựa trong lên nam châm tròn

- Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa.

- Gõ nhẹ tấm nhựa và quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt.

17 tháng 12 2019

Đáp án: A

Ta có: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng  một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

Từ hình ảnh từ phổ của hai nam châm trên, ta thấy ở nam châm a, số đường mạt sắt mau (dày) hơn số đường mạt sắt ở nam châm b

=> Từ trường của nam châm a mạnh hơn từ trường của nam châm b

21 tháng 8 2018

Đưa thanh kim loại lại gần đống vụn sắt. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì đó là nam châm

17 tháng 4 2017

Đưa thanh kim loại đó đến gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng....Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.

18 tháng 8 2023

Tham khảo:

Gợi ý một phương án thí nghiệm như sau:

– Dụng cụ: Túi/ dây nylon, thanh nhựa, giấy khô.

– Cách thực hiện: Cắt túi/ dây nylon thành những sợi mảnh, có chiều dài như nhau và buộc một đầu của chúng lại với nhau. Dùng giấy khô cọ xát lên mặt các sợi nylon và thanh nhựa. Tung chùm nylon lên và đưa thanh nhựa ở phía dưới chùm nylon ta sẽ thu được điện phổ của một vật tích điện.

9 tháng 6 2018

a. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.

b. Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.

Kết luận:

1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.

2. Nam châm điện (có tính chất từ) vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.

26 tháng 2 2023

Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được độ mạnh yếu của từ trường xung quanh nam châm tại các vị trí khác nhau.

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)Tiến hành:Thí nghiệm 1:Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).a) Hai đầu nam châm hút vật...
Đọc tiếp

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

1
22 tháng 2 2023

a, Hai đầu nam châm hút vật liệu là sắt, thép và không hút vật liệu là gỗ, đồng, nhôm.

b, Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

2 tháng 9 2019

Kim nam châm sẽ bị lệch ra khỏi hướng Nam - Bắc. Lúc đã năm cân bằng, kim nam châm không song song với dây dẫn nữa

22 tháng 10 2017

Đầu của thanh nam châm có ghi chữ N là cực Bắc, đầu có ghi chữ S là cực Nam.