Đọc thông tin trong mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành theo mẫu Bảng 23.1.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Chất dinh dưỡng | Vai trò chính đối với cơ thể | Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng | Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng |
Protein | - Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn | Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… | - Thiếu protein: cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần,… - Thừa protein: bệnh thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh gout,… |
Carbohydrate | Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu | - Lúa gạo, ngô, khoai, bánh mì,… | - Thiếu carbohydrate: sút cân và mệt mỏi, hạ đường huyết,… - Thừa carbohydrate: béo phì, thừa cân. |
Lipid | - Dự trữ năng lượng - Chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được | - Dầu, mỡ, bơ,… | - Thiếu lipid: chậm phát triển chiều cao và cân nặng. - Thừa lipid: thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch,… |
Vitamin và chất khoáng | - Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,… - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể | - Hoa quả, rau,… | - Thiếu vitamin: rối loạn chuyển hóa, còi xương,… - Thừa vitamin: ngộ độc, tiêu chảy, sỏi thận,… |
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Phương pháp nhân giống | Áp dụng với các cây | Ưu điểm |
Giâm cành | Thường áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,…) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,…). | Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chi phí. |
Chiết cành | Thường áp dụng để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,… | Duy trì các dặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch. |
Ghép cây | Thường áp dụng để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ,… hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,… | Giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô | Thường áp dụng đối với những cây khó nhân giống bằng phương pháp thông thường như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,… | Giúp tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. |
Đa lượng
- Hàm lượng: 99,4 %
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Đại diện: C, H, O, N, S, K...
Vi lượng
- Hàm lượng: 0,4 %
- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.
- Đại diện: Fe, Cu, Mo, Bo, I…
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Đối tượng thực vật | Hormone kích thích | Hormone ức chế | Lợi ích |
Cây lấy sợi, lấy gỗ | x |
| Giúp cây dài ra để có chất lượng tốt. |
Cây quất cảnh | x |
| Giúp cây tạo nhiều quả, tăng giá trị thẩm mĩ của cây cảnh. |
Hành, tỏi, khoai tây |
| x | Giúp cây không nảy mầm, tránh làm hao hụt giá trị dinh dưỡng của củ. |
Bảng 23.1
Yếu tố
Ảnh hưởng đến quang hợp
Ánh sáng
- Thông thường, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng ngược lại. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh sẽ làm lá cây bị “đốt nóng”, làm giảm hiệu quả quang hợp.
- Mỗi loài cây có một nhu cầu ánh sáng khác nhau: cây ưa sáng thường sống nơi có ánh sáng mạnh, cây ưa bóng thường sống ở nơi bóng râm.
Nước
- Nước có ảnh hưởng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.
Khí carbon dioxide
- Thông thường, khi cường độ khí carbon dioxide tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng.
- Khi hàm nồng độ khí carbon dioxide tăng quá cao (khoảng 0,2%) hoặc giảm xuống quá thấp (thấp hơn 0,008% - 0,01%), cây sẽ không quang hợp được.
Nhiệt độ
- Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25oC – 35oC.
- Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp (thường dưới 10oC) hoặc tăng lên quá cao (trên 40oC), quá trình quang hợp sẽ giảm dần, thậm trí là dừng hẳn.