K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2023

D.Thông cảm

12 tháng 9 2021

d

13 tháng 9 2021

D

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Thông tin về địa điểm Tượng Nữ thần Tự do; Công viên Disneyland; Thác Niagara

Tượng Nữ thần Tự do:

+ Tượng Nữ thần Tự dolà tác phẩm điêu khắc với kích thước khổng lồ được đặt tại đảo Liberty thuộc cảng New York.

+ Đây là tặng phẩm của người dân Pháp gửi tặng nước Mỹ do nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào tháng 10/1886. Vốn là biểu tượng cho tinh thần tự do và dân chủ của nước Mỹ, công trình có tổng chiều cao 93m và nặng 229 tấn. Bức tượng được xây dựng tại Pháp và vận chuyển sang Mỹ bằng đường biển.

+ Từ khi khánh thành đến nay, tượng đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn do bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết. Trên trán tượng là một vòng nguyệt quế có 7 tia sáng tỏa ra tượng trưng cho các châu lục bao gồm: châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ, châu Phi, Bắc cực và Nam Cực. Dưới chân công trình còn có một đoạn xiềng xích bị phá vỡ, tượng trưng cho việc xóa bỏ chế độ nô lệ và nạn độc tài trên thế giới.

+ Được xem là biểu tượng của tinh thần dân chủ, từ lâu công trình đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới của thành phố New York.

- Công viên Disneyland:

+ Là công viên giải trí đầu tiên thuộc Công ty Walt Disney được xây dựng dựa trên hai công viên giải trí tại Disneyland Resort ở Anaheim, California và khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955.

+ Walt Disney đã đưa ra khái niệm về Disneyland sau khi đến thăm các công viên giải trí khác nhau với các con gái của ông trong những năm 1930 và 1940. Ban đầu ông đã hình dung việc xây dựng một điểm thu hút khách du lịch liền kề với các studio của mình ở Burbank với mục đích giải trí cho những người hâm mộ đến thăm. Sau khi thuê một chuyên gia tư vấn để giúp xác định một địa điểm phù hợp cho dự án của mình, Disney đã mua một khu đất rộng 160 mẫu gần Anaheim vào năm 1953. Quá trình xây dựng đã bắt đầu vào những năm 1954 và công viên đã được công bố trong một sự kiện báo chí được truyền hình đặc biệt trên kênh truyền hình ABC vào ngày 17 tháng 7 năm 1955.

 

+ Kể từ khi mở cửa, Disneyland đã trải qua những mở rộng và cải tạo lớn, bao gồm cả việc bổ sung thêm vào cả Quảng trường New Orleans vào năm 1966, Bear Country (nay là Critter Country) vào năm 1972 và Mickey's Toontown vào năm 1993 và Disney California Adventure Park khai trương vào năm 2001 được xây dựng dựa trên địa điểm bãi đậu xe ban đầu của Disneyland; Star Wars: Galaxy's Edge khai trương năm 2019.Disneyland có số lượng khách tham quan nhiều hơn bất kỳ công viên chủ đề nào khác trên thế giới, với hơn 708 triệu lượt khách kể từ khi khai trương (tính đến tháng 12 năm 2017). Trong năm 2017, công viên đã có khoảng 18,3 triệu du khách, khiến công viên trở thành công viên giải trí được đi đến nhiều thứ hai trên thế giới trong năm đó, chỉ sau Vương quốc Phép thuật tại Florida, Mỹ.

Thác Niagara:

+ Thác Niagara ở sông Niagara tại Bắc Mỹ, nằm ở đường biên giới của Hoa Kỳ và Canada. Thác Niagara bao gồm 3 thác riêng biệt: thác Horseshoe (Canada), thác Mỹ và một thác nhỏ hơn gần đó là thác Bridal Veil.

+ Dù thác không cao nhưng các thác Niagara rất rộng. Với hơn 168.000 m³ nước rơi xuống mỗi phút vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110.000 m³ mỗi phút, đây là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ.

+ Thác Niagara tọa lạc khoảng 20 phút đi từ thành phố Buffalo của Hoa Kỳ và Toronto của Canada. Các thác Niagra nổi tiếng vì vẻ đẹp và nguồn giá trị cho thủy điện và một dự án gây thách thức cho bảo vệ môi trường.

18 tháng 8 2023

Tham khảo:

30 tháng 9 2018

Biển C

4 tháng 3 2022

B nha

Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là: a) Chưa nói được như người b) Kết nối Internet còn chậm c) Khả năng lưu trữ còn hạn chế d) Tính toán chưa nhanh Thông tin khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là: a) Âm thanh b) Văn bản c) Hình ảnh d) Dãy Cáp mạng Swich giúp kết nối: a) Các TV b) Các máy tính xách tay c) các thiết bị phát sóng Bluetooth d) Các...
Đọc tiếp
Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là: a) Chưa nói được như người b) Kết nối Internet còn chậm c) Khả năng lưu trữ còn hạn chế d) Tính toán chưa nhanh Thông tin khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là: a) Âm thanh b) Văn bản c) Hình ảnh d) Dãy Cáp mạng Swich giúp kết nối: a) Các TV b) Các máy tính xách tay c) các thiết bị phát sóng Bluetooth d) Các máy tính để bàn Quá trình sử lí thông tin 3 bước đó là: a) Nhập thông tin-xử lí thông tin-xuất thông tin b) Xử lí thông tin-in ra giấy-sửa đổi thông tin c) Xử lí thông tin-xuất thông tin ra màn hình-in ra giấy d) Nhập thông tin-xuất thông tin-xử lí thông tin Các máy tính trong mạng truyền thông tin cho nhau qua những thiết bị nào? a) Cáp điện, cáp quang b) Webcam c) Vỉ mạng d) Modem, hub, wifi Trong các thiết bị:thẻ nhớ, USB, đĩa CD, và đĩa DVD, điện thoại thông minh, máy tính có ổ đĩa cứng. Khả năng lưu trữ của thiết bị nào lớn nhất? a) Máy tính có ổ đĩa cứng b) Điện thoại thông minh c) USB d) Thẻ nhớ, đĩa CD và đĩa DVD Access Point truyền thông tin tới các máy tính xách tay thông qua: a) Dây cáp b) Tia hồng ngoại c) Sóng điện tử d) Sóng bluetooth
1
28 tháng 2 2022

bn ơi, bn viết lại đc ko? Khó nhìn quábucminh

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười

→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.