Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự do trong đó có sử dụng 2 câu tục ngữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Tham khảo:
Câu tục ngữ''Thương người như thể thương thân'' như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Giải thích: Thương người như thể thương thân là sự yêu thương, quan tâm giúp đỡ, giúp người khác coi như giúp chính bản thân mình
tk
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ (9 mẫu) - Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng trạng ngữ. - VnDoc.com
THAM KHẢO :
Mùa hè đến, tôi thích nhất là được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi là một vùng quê yên bình, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Gần nhà ngoại có con sông xanh biếc, uốn lượn xung quanh làng. Vào những buổi sáng sớm, tôi thích nhất được ra vườn hít hà không khí trong lành của buổi sáng mai. Chiều đến, tôi lại theo mấy đứa em nhà cậu đi ra đồng thả diều, bắt dế. Những con dế rất to, chúng tôi mang ra chọi nhau, rất thú vị. Về ngoại, tôi còn được ăn rất nhiều món ăn dân dã, được ra vườn hái quả, hái rau mang vào cho bà chế biến. Thật nhiều kỷ niệm đẹp, tôi luôn ước mỗi kỳ nghỉ hè đều được về quê ngoại chơi.
Tham khảo
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”
(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Còn đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín… Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hy sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương… Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh… Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.
Tham khảo thôi nhé:
Trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc dựng nước luôn đi liền với giữ nước. Đất nước của chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước. Và tinh thần yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Thánh Gióng ba tuổi không biết nói biết cười, nhưng tiếng nói đầu tiên là tiếng nói thể hiện khao khát đi đánh giặc. Dưới sự góp sức của nhân dân, cậu bé làng Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ đánh bại giặc Ân. Sự tích Hồ Gươm tái hiện lại sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của vị chủ tướng tài ba – Lê Lợi. Tất cả khiến cho tôi thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình.
Tham khảo bài này nhé bạn!!
Lại mưa. Cả tuần nay, trời đổ mưa như chút nước. Tôi nhìn lên mái hiên trước nhà. Trời bỗng tối sầm và mây đen kéo đến. Những con gió. Tiếng sấm. Tiếng sét. Tất cả đều dữ dội, dồn dập như cơn thịnh nộ của trời xanh giáng xuống, khiến mọi người ngoài đường đều vội vàng chạy tìm nơi trú mưa.
Câu đặc biệt: lại mưa
Trạng ngữ: Cả tuần nay
Câu rút gọn: Những con gió. Tiếng sấm. Tiếng sét.
TK
Đẹp quá! Cánh đồng quê lúa quê hương trước mặt khiến Hương phải thốt lên vì quá thích thú. Sau một thời gian dài xa quê, nay cô mới có dịp về quê hương, hít hà không khí đồng quê thơm mát dễ chịu. Từ trên bờ, cô tranh thủ ngắm nhìn rồi chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương. Đó là tất cả những cảm giác mà Hương luôn ghi nhớ trong lòng. Cô vẫn luôn ao ước được trở về với ký ức tuổi thơ, sống trọn với cảm giác quê hương gần gũi, thân thương.
Câu rút gọn: Xa quê, nhớ nhà, nhớ cánh đồng lúa quê hương.
Trạng ngữ: Từ trên bờ
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn.
Đáp án
HS viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn.
- Đoạn văn hoàn chỉnh, có bố cục đầy đủ 3 phần mở, thân, kết (1đ).
- Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả (0.5đ)
- Nội dung mạch lạc, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi. (0.5đ)
- Có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ và 1 câu rút gọn. (2đ)
- Chỉ ra được câu có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn trong bài. (1đ)
Để nói về tình yêu thương, kho tàng tục ngữ VN có câu: "Lành lành đùm lá rách" và "Môi hở răng lanh".
Tuy 2 câu tục ngữ trên chỉ về những hành động khác nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa về sự đoàn kết tạo sức mạnh. Vậy ý nghĩa của yêu thương, của đoàn kết là gì?. Đó chính là đạo lý làm người, giúp cho những con người kém may mắn cũng được sống thoải mái hạnh phúc, giúp cho những ai đói khổ được cái ăn cái uống. Hơn thế, nó thể hiện lên sự văn minh của một đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Không bao giờ sự yêu thương lại có giá cả, lại bị mất đi. Ai trong chúng ta cũng đều cần học tập theo 2 câu tục ngữ trên, cuộc sống càng thêm đẹp đẽ và đời ta càng thêm có nghĩa hơn nếu biết "cho đi", biết trao yêu thương đến mọi người.
Khép lại, 2 câu tục ngữ trên mang một thông điệp ý nghĩa bất hủ tồn tại mãi với thời gian và nhận thức của mỗi người.