lập dàn ý chi tiết tả người bạn gương mẫu trong lớp em. Gấp. Mong các bn giúp mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo
I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).
2. Thân bài
- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô
- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới
- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần
II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:
Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.
Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.
Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.
I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...
II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.
Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.
Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.
Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.
Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.
Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.
tham khảo:
1, Mở bài
“Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay.”
Thật vậy, bố có thể không dịu dàng như mẹ, không ân cần như bà nhưng bố vẫn yêu thương con cái bằng cách riêng của mình. Người đàn ông ấy không ồn ào thể hiện tình cảm với con cái mà âm thầm đứng phía sau, bảo vệ con khỏi những sóng gió, nâng con dậy từ những vấp ngã trong cuộc đời. Bố em cũng là một người đàn ông như thế, luôn lặng lẽ đồng hành cùng con. Bố là người đàn ông em kính trọng nhất!
2, Thân bài
Ngoại hình
Bố em năm nay đã 45 tuổi.Cao 1m75, dáng hơi gầy.Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.Mắt bố vẫn đen và sáng.Làn da ngăm đen.Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.Bố có vết xăm ở tay: ghi chữ “ĐỪNG NẢN”Tính cách
Bố ăn mặc rất giản dị, quần áo ít khi chịu sắm cho mình đồ mố.Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.Bố luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người.Kỉ niệm nhỏ với bố
Nhớ có lần thi học sinh giỏi về, bài làm không tốt nhưng bố vẫn động viên, khích lệ em.
3, Kết bài
Cảm nghĩ về bố: yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng.
Tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.
Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.
II. Thân bài
- Tả ngoại hình của bố
Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
Đôi mắt sáng và cương nghị.
Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.
- Tả tính cách người bố
Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.
- Tả hoạt động của người bố
Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.
III. Kết bài
Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố
Đề 1:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Đề 2:
Dàn bài
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Đề 3:1. Mở bài
Gới thiệu về người bạn định tả
2. Thân bài:
*Hình dáng:
-Tả những đặc điểm về ngoại hình của bạn em?
VD:
b.tả tính tình:
VD:
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bạn
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Bạn ơi đọc kĩ đề bài dùm cái lập dàn ý chi tiết không phải dàn ý sơ lược
1.Mở bài:
*Giới thiệu chung:
-Em có rất nhiều bạn.
-Thân nhất là bạn...ở cùng lớp với em.
2.Thân bài:
*Tả bạn...:
a)Ngoại hình:
-Dáng người cân đối,chân tay săn chắc.
-Mái tóc cát ngắn hợp với khuôn mặt đầy đăn,rám nắng.
-Đôi mắt sáng toét lên vẻ thông minh,hóm hỉnh.
b)Tính nết.tài năng:
-Dễ mến hay giúp đỡ bạn.
-Học ra học,chơi ra chơi.
-Là người tổ chức các trò chơi vui vẻ.
-Hiền lành,tốt bụng
c)Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với...:
-Đã từng dạy em tập bơi.
3.Kết bài:
Cảm nghĩ của em với bạn...:
-Em và bạn...đều có những ước mơ đẹp đẽ
-Tình bạn thân thiết sẽ biến ước mơ đó trở thành hiện thực
Chỗ"..."bạn tự điền tên bạn thân nha
Hok tốt!
@Kaito Kid
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả
II. Thân bài:
1. Tả bao quát
- Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
- Anh em cao 1m7
- Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
- Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Anh có dáng người cao ráo
- Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
- A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
- Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
- Anh có đôi mắt long lanh, hiền hoa
- Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
- Mũi anh rất cao
b. Tả tính tình và sở thích
- Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
- Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
- Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
- Anh rất siêng học
- Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
- Anh rất thích ăn cá rán
- Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
- Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khăn
- Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai
- Em rất quý và yêu mến anh
- Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh
Dàn ý tả chị gái
I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả anh, chị hoặc em của em lớp 5
Dàn ý Tả em trai
I. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
- Cu Tí là em ruột của tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
II. Thân bài:
a) Tả hình dáng của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vải.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt của bé:
Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Dàn ý tả anh trai
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả
II. Thân bài:
1. Tả bao quát
- Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
- Anh em cao 1m7
- Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
- Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Anh có dáng người cao ráo
- Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
- A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
- Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
- Anh có đôi mắt long lanh, hiền hoa
- Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
- Mũi anh rất cao
b. Tả tính tình và sở thích
- Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
- Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
- Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
- Anh rất siêng học
- Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
- Anh rất thích ăn cá rán
- Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
- Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khăn
- Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai
- Em rất quý và yêu mến anh
- Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.
Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Tham khảo:
a. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng gặp nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Em cũng vậy, nhưng kỉ niệm làm em nhớ mãi lại vô cùng đặc biệt, bởi đó là về một lần em gặp xui.
b. Thân bài
Hôm đấy là một buổi sáng nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi.Về đến nhà bà, em xin phép được ra đồng đi dạo, ngắm cảnh và được bố mẹ cho phép.Tuy nhiên khi đang đi do không để ý và không quen đường nên em đã trượt chân xuống một mương nước.Mương nước khá sâu, nhưng nước cũng chỉ ở ngang đầu gối thôi.Em bị xước nhẹ và ướt hết áo quần. Nhưng điều rất xui là em không thể tự mình leo lên được.Lúc đấy là gần tối, mọi người đều đã về nhà, em đứng dưới đấy khá lâu nhưng không có ai đi qua cả, vừa sợ vừa tủi nên em đã ngồi khóc.Đúng lúc đó, có tiếng xe đi qua, em vội lên tiếng gọi. Chú lái xe nghe thấy và đã kéo em lên và đưa em về nhà bà.Về đến nhà, em mới biết là mọi người đều đã đi tìm em cả rồi, nên rất xấu hổ.Cuối cùng em được mẹ đưa đi sửa soạn lại, bôi thuốc vào vết xước. Bố thì mắng em một trận nhớ đời.Mãi sau này, mỗi khi em về quê, mọi người đều chọc ghẹo về chuyện em lỡ rớt xuống mương nước, khiến em vừa xấu hổ lại vừa ngại ngùng.
c. Kết bài
Kỉ niệm này tuy là một kỉ niệm không vui vẻ chút nào, thế nhưng vẫn khiến em ấn tượng mãi chính bởi sự nhiệt tình, yêu thương và quan tâm của mọi người dành cho em. Em sẽ mang kỉ niệm này đồng hành cùng mình mãi về sa
Đề 3: Tả mẹ của em
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Đề 1. Tả hình dáng, tính tình của một bé đang tuổi tập đi.
Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?
- Cu Ti là em ruột cùa tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.
Thân bài:
a) Tả hình dánq của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vai.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt cùa bé:
Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn