K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2023

Đây là câu trả lời của em:
a. Câu sau sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh trong câu hiện lên rất là sinh động. Làm cho chúng ta thấy phần nào cho thấy sự khốc liệt, mạnh mẽ của viên cát tác động vào má. Cho thấy một sự bàng hoàng khủng khiếp, có gì đó hơi ghê sợ ở những người đọc, người nghe trước tác động của viên cát. 

b. Câu sau sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Gió ở đây giống như con người, giúp hình ảnh của câu văn thêm giàu sức tạo hình. Làm cho phần nào thấy sự khốc liệt của trận địa cách cung bãi cát.

13 tháng 1 2023

a) Biện pháp tu từ : so sánh

    Tác dụng : giúp người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của viên cát bắn vào má và sự ghê rợn của viên cát đồng thời làm cho câu văn trở nên sinh động 

b) Biện pháp tu từ : nhân hóa

    Tác dụng : cho thấy sự kinh khủng của trận địa và khiến cho câu văn trở nên sống động hơn 

D
datcoder
CTVVIP
22 tháng 12 2023

a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn.

=> Hình ảnh trở nên đặc sắc, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.

b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt. 

=> Làm cho thiên nhiên hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người. Qua đó cũng giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn và nhấn mạnh sự khốc liệt của cơn bão.

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:“Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

“Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển cảu một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước.”

(SGK Ngữ văn 6, NXB Giáo dục)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu thể loại của văn bản đó.

b. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 hình ảnh so sánh có trong đoạn trích trên.

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau “Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tung tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng,...
Đọc tiếp
Câu 1. Đọc đoạn văn sau “Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tung tăng thêm hỏa lực của gió. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển của một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước. Sóng cát đánh ra khơi, để bọt sóng vào, trời đát trắng mù mù toàn rênbãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt. Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.”(Trích Cô Tô- Nguyễn Tuân) *Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn trên ? Nêu tác dụng ? Đặt câu với một từ
1
28 tháng 12 2021

- Tích tắc.     

- Tác dụng: Chủ thời gian nhanh chóng trong chốc lát

- Đặt câu: Đồng hồ chạy tích tắc

11 tháng 3 2023

a. so sánh ⟹ Trân trọng bánh khúc- một món ăn gắn với tuổi thơ.

b. so sánh ⟹ Gợi tả vẻ đẹp tuyệt vời của hạt xôi nếp.

18 tháng 3 2022

TK:

 

Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần."

(?) Biện pháp tu từ: 

(1) So sánh

- Chi tiết: "tự lớn lên như thổi" ; "khỏe mạnh như thần." 

- Tác dụng: Mục đích làm cho câu văn thêm sinh độ hơn. Đồng thời thể hiện được sự phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh của đàn con.

(2) Nhân hóa

- Chi tiết: "Đàn con không cần bú mớm"

- Tác dụng: Mục đích nhân hóa lên như con người để cho thấy cách chăm sóc chu đáo của người mẹ.

*Cái này mình không chắc là "đàn con" dành cho người hay con vật nhưng mình nghĩ từ 
đàn" chỉ dùng cho con vật.

(3) Liệt kê

- Chi tiết:"mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần."

- Tác dụng: Liệt kê các hình ảnh mục đích miêu tả cho ta thấy được ngoại hình của "đàn con"

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.