Em hãy viết một báo cáo ngắn tìm hiểu về các đặc điểm và vai trò của những sông (hồ) ở địa phương em sinh sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Vòng đời của muỗi:
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lí:
+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
- Địa hình Hà Nội:
+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...
+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Hiện tượng thoái hóa đất ở Tây Nguyên và biện pháp cải tạo
(*) Nội dung báo cáo:
A - Tình trạng thoái hóa đất ở Tây Nguyên
- Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016, khu vực Tây Nguyên hiện có hơn một triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường như hoang mạc đá, hoang mạc đất khô cằn, hoang mạc sỏi sạn.
- Trong thực tiễn vài năm gần đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên.
B - Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất
- Thoái hóa đất ở Tây Nguyên được gắn với các nguyên nhân:
+ Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm.
+ Canh tác nông nghiệp chưa hợp lý;
+ Thiếu các biện pháp bảo vệ đất;
+ Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày;
+ Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Biến đổi khí hậu hạn hán kéo dài…
C - Biện pháp cải tạo
- Biện pháp dài hạn:
+ Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng trong khu vực Tây Nguyên cần phải được đánh giá toàn diện về độ phì đất, các điều kiện sinh thái, tính ổn định về mặt môi trường, hiện trạng cơ sở hạ tầng cứng và mềm phục vụ sản xuất, để từ đó đề xuất rõ loại cây trồng/nhóm cây trồng (xen canh) và biện pháp canh tác tương ứng với từng loại đất.
+ Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hồ đập, xưởng chế biến, kho bãi và các hệ thống cung cấp vật tư đầu vào, hệ thống mua bán tiêu thụ sản phẩm…
- Biện pháp ngắn hạn:
+ Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
+ Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất.
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm của một đồng bằng hoặc cao nguyên ở châu Á: Đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Có diện tích 40.547,2 km², được bồi đắp bởi phù sa phần hạ lưu sông Mê-công (chảy trên địa phận Việt Nam, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông nên còn được gọi là sông Cửu Long). Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
- Nhiệm vụ 2: Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một con sông, hồ lớn hoặc đới thiên nhiên châu Á.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Mô tả đặc điểm của sông Hồng
(*) Trình bày:
- Tổng quan:
+ Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông Hồng chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, và chảy qua các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và đổ ra Biển Đông.
+ Sông Hồng có tổng chiều dài dòng chính là 1126 km, trong đó, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài khoảng 556 km.
- Đặc điểm chế độ nước:
+ Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn): Mùa lũ, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa; lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
+ Khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
+ Các công trình thuỷ lợi trên sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
- Vai trò: sông Hồng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
+ Bồi đắp phù sa cho đồng bằng sông Hồng, tạo nên vùng châu thổ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là lúa nước.
+ Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.
+ Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.
Tham khảo:
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn. Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa. Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Nhìn chung, lượng nước sông ngòi của Việt Nam khá phong phú do được kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân trên các sông ngòi của Việt Nam là 26.600 m3/s. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.
Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa. Do chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác.
Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn).
Sông ngòi chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung. Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,…Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,…Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn.
Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sông ngòi Việt Nam.
- Bài tham khảo nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.
+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.
+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.
+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…
- Bài tham khảo nhiệm vụ 4: một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Sử dụng hợp lí tiết kiệm điện và nguồn nước.
+ Tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
#Tham_khảo
Tham khảo
nhiệm vụ 3: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.
+ Dân tập trung đông, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là xe máy.
+ Nhiều làng nghề lân cận chưa có biện pháp bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm không khí.
+ Nhiều phương tiện giao thông đã quá cũ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp.
+ Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước đặc biệt các sông ngòi như: Sông Tô Lịch và La Khê (Hà Đông),…
Tham khảo:
- Nhiệm vụ 1: Điểm du lịch Sa Pa
+ Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
+ Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fan.
- Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội
+ Hà Nội thuộc miền khí hậu phía Bắc (Vùng nhiệt đới gió mùa)
+ Viết báo cáo:
Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh và ít mưa vào mùa đông. Hà Nội được chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Thời gian diễn ra các mùa ở các năm ở Hà Nội luôn thay đổi (do phụ thuộc vào thời tiết năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nắng kéo dài nhiệt độ lên tới 40℃, có năm nhiệt độ lại thấp dưới 10℃.
Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2 . nhiệt độ trung bình năm 24,9℃, độ ẩm trung bình 80-82%. Lượng mưa trung bình 1700mm/năm.
Tham khảo
Lựa chọn nhiệm vụ số 3: Giới thiệu về Sapa
-Thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, mùa đông nhiệt độ xuống thấp và có tuyết rơi.
-Khó khăn: Nhiệt độ xuống thấp nhiều sương mù: Gây cản trở giao thông đi lại và đường lên đỉnh Fansipan
Ví dụ: Đặc điểm và vai trò của sông ở Hà Nội.
- Đặc điểm:
+ Mạng lưới sông tương đối dày (gồm sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống,...).
+ Chế độ nước khá thất thường, mùa lũ lệch về thu đông.
- Vai trò:
+ Hệ thống trữ nước, cấp nước và tưới tiêu cho cây trồng;
+ Phát triển giao thông đường thủy;
+ Bồi tạo các bờ bãi tốt tươi,…