K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

10 tháng 1 2023

 

- Khái niệm phát triển bền vững:

+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.

17 tháng 2 2016

a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:

- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.

- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.

- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.

- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.

- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.

b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:

- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….

- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…

 

 

3 tháng 2 2023

Tăng trưởng xanh là sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên để có thể tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cho cuộc sống trong con người trong tương lai.

3 tháng 2 2023

- Về kinh tế: Tập trung tăng trưởng GDP, khai thác tài nguyên quá mức, phát thải vào môi trường cao, việc phát triển kinh tế bỏ qua các vấn đề xã hội, môi trường dẫn đến môi trường bị suy thoái, ô nhiêm

- Về xã hội: Quá trình phát triển dẫn đến các thách thức về xã hội: gia tăng dân số, đô thị hóa quá nhanh, bất bình đẳng sức khỏe, thấp nghiệp, xung đột tôn giáo, …làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, an toàn và thịnh vượng của con người.

- Về môi trường: Ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, nạn phá rừng, suy giảm tầng ozon, mưa axit…Nên nâng cao nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường là vô cùng quan trọng.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Chăn nuôi bền vững là mô hình chăn nuôi đảm bảo phát triển bền vững về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và có khả năng tái tạo năng lượng.
Đặc điểm của chăn nuôi bền vững:
- Phát triển kinh tế Nâng cao đời sống cho người dân
- Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
- Đối xử nhân đạo với vật nuôi
- Chăn nuôi thông minh là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong các khâu của quá trình chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả chăn nuôi.
Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:
- Chuồng nuôi thông minh
- Trang thiết bị hiện đại, tự động hóa
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong quản lí vật nuôi
- Đảm bảo an toàn sinh học
- Minh bạch chuỗi cung ứng Năng suất chăn nuôi cao

14 tháng 12 2022

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Các tầng khí quyển:

+ Tầng đối lưu: từ 0 km đến 8 – 15 km.

+ Tầng bình lưu: từ 8 – 15 km đến 51 – 55 km.

+ Tầng giữa: từ 51 – 55 km đến 80 – 85 km.

+ Tầng nhiệt: 80 – 85 km đến 800 km.

+ Tầng khuếch tán: trên 800 km.

7 tháng 11 2023

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

13 tháng 12 2022

* Khái niệm

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

* Đặc điểm

Đặc điểm chung của môi trường là:

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

* Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

13 tháng 12 2022

- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.

- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.

+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định. 

-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.

+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:

Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.

- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:

+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...

* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội. 

* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản…