Mở động vật có xương sống lớp nào có kiểu thụ tinh trong,lớp nào có kiểu thụ tinh ngoài,lớp nào có hiện tượng khai sinh lớp nào là động vật hằng nhiệt,lớp nào là động vật biến nhiệt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?
A. Chỉ sống ở trên cạn
B. Có hiện tượng thụ tinh trong C. Là động vật biến nhiệt
D. Là động vật hằng nhiệt
7 Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?
A. Cánh dang rộng mà không đập.
B. Cánh đập liên tục.
C. Cánh đập chậm rãi và không liên tục
D. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
8 Đại diện nào dưới đây thuộc bộ Có vảy?
A. Rùa
B. Cá sấu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài
D. Nhông Tân Tây Lan
9 Ý nào dưới đây không là vai trò của lớp Bò sát đối với con người?
A. Cung cấp nguyên liệu làm sản phẩm mĩ nghệ
B. Tiêu diệt sâu bọ có hại
C. Huấn luyện để săn mồi
D. Có giá trị thực phẩm
16 Phát biểu nào sau đây về cá chép là SAI?
A. Là động vật biến nhiệt
B. Có hiện tượng thụ tinh trong. C. Vảy cá có da bao bọc
D. Không có mi mắt
* Kể tên
- Lớp động vật biến nhiệt: lớp cá, lớp lưỡng cư: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
- Lớp động vật hằng nhiệt: lớp bò sát, lớp chim, lớp thú: có nhiệt độ cơ thể ko phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
* Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài
- thụ tinh ngoài: trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái, thường cần có điều kiện là môi trường nước
- thụ tinh trong: trứng được thụ tinh bên trong cơ thể con cái
- Hình thức thụ tinh trong tiến hóa hơn vì:
+ Xác xuất tinh trùng gặp trứng (thụ tinh) cao hơn
+ Trứng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn
* So sánh hệ tuần hoàn
- Lớp cá: Tim có 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ, 1 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Lớp lưỡng cư: Tim có 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ, 2 vòng tuần hoàn, hệ tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Lớp bò sát: Tim có 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt, 2 vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể máu ít pha
- Lớp chim, lớp thú: tim 4 ngăn (2 tâm thất, 2 tâm nhĩ), 2 vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Đặc điểm tiến hóa: hệ tuần hoàn tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp: cấu tạo của tim và các hệ tuần hoàn dần được hoàn thiện để thích nghi với đời sống ngày càng phức tạp của động vật
* Hiện tượng thai sinh
- Hiện tượng thai sinh là hiện tượng sinh con có nhau thai
- Ưu điểm của thai sinh so với đẻ con và đẻ trứng là: con non được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, tỉ lệ sống sót cao hơn ...
Câu 1:Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở lớp bò sát, không có ở lớp lưỡng cư?
A. Đẻ trứng
B. Là động vật hằng nhiệt
C. Thụ tinh trong
D. Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
Câu 2: Khi nói về lớp bò sát, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có giá trị thực phẩm đặc sản, dược phẩm.
B. Làm đồ mĩ nghệ
C. Phát tán cây rừng, giúp cho sự thụ phấn của cây.
D. Tiêu diệt sâu bọ có hại.
Câu 3: Khi nói về đặc điểm sinh sản của chim bồ câu, đặc điểm nào là đúng?
A. Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối chính thức.
B. Mỗi lứa đẻ gồm 5 - 10 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
C. Thân nhiệt của chim bồ câu phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
D. Trứng chim bồ câu được thụ tinh ngoài.
- Trong chương trình Sinh học lớp 7, các em đã được tìm hiểu 6 ngành động vật:
+ Ngành động vật nguyên sinh
+ Ngành ruột khoang
+ Các ngành giun: giun dẹp, giun tròn, giun đốt
+ Ngành thân mềm
+ Ngành chân khớp
+ Ngành động vật có xương sống gồm các lớp: cá, lưỡng cư, bò sát và thú.
- Lớp động vật trong ngành Động vật không xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất là lớp Thú (đại diện điển hình là con người)
Lớp thụ tinh trong: Lớp bò sát, lớp chim, lớp thú.
Lớp thụ tinh ngoài: Lớp cá, lớp lưỡng cư.
Lớp có hiện tượng thai sinh: Lớp thú.
Lớp là động vật hằng nhiệt: Lớp chim, lớp thú.
Lớp là động vật biến nhiệt là: Lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát.