K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2022

REFER

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon. Có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%.

19 tháng 4 2022

tham khảo

Tuyến tụy duy trì mức đường huyết không đổi. Khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại, khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy tiết ra glucagon. Có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%.

20 tháng 5 2016

Vai trò của hoocmon tuyến tụy trong việc điều hòa đường  huyết là:

- Giúp tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu. Có 2 loại hoocmon

+ Khi đường huyết tăng tế bào  \(\beta\) tiết hoocmon Insulin có tác dụng biến đổi glucozo thành glucogen ( dự trữ trong gan)

+ Khi đường huyết giảm tế bào \(\alpha\) tiết hoocmon glucagon có tác dụng biến glucogen thành glucozo bổ sung vào máu

20 tháng 5 2016

Có 2 loại tế bào đảo tụy: tế bào \(\alpha\) tiết glucagon, tế bào \(\beta\) tiết insulin

-Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, tỉ lệ này tăng cao kích thích tế bào \(\beta\) tiết insulin, chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ

 - Tỉ lệ đường huyết giảm so vời bình thường kích thích tế bào \(\alpha\) tiết glucagon, biến glicogen thành glucozo nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.

Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên mà tỉ lệ đường huyết luôn luôn ổn định.

8 tháng 6 2016

- Chức năng ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non.

- Chức năng nội tiết: do đảo tụy đảm nhận, đảo tụy có 2 loại tế bào: Tế bào tiết glucagôn, tế bào tiết Isulin.

- Khi đường huyết tăng sẽ kích thích tế bào tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen. 

- Khi đường huyêt giảm sẽ kích thích tế bào tiết glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ.

8 tháng 6 2016

* Chức năng của tuyến tuỵ:

+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tuỵ (do các tế bào tiết dịch tuỵ).

+ Chức năng nội tiết: Do các tế bào đảo tuỵ thực hiện.

6 tháng 5 2021

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao ​ kích thích tế bào β ​ tiết hoocmon insulin  ​phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ đường trong máu giảm xuống.

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm  kích thích tế bào α ​tiết hoocmon glucagon  ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose  đường trong máu tăng lên.

  Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmon của tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. 

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm). 

+ Bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong máu cao làm cho thận không hấp thụ hết nên đi tiểu tháo ra đường.

     Nguyên nhân do tế bào β​ rối loạn không tiết hoocmon insulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin. 

     Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.   

+ Bệnh hạ đường huyết do hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào α không tiết hoocmon glucagon.

6 tháng 5 2022

undefined

6 tháng 5 2022

đường huyết tăng----->hoocmon insulin -----> hạ đường huyết
đường huyết giảm-----> glucagon -----> tăng đường huyết
cơ chế: khi lượng đường huyết trong máu tăng thì hoocmon insulin ở tuyết tụy đc tiết ra đính vào thành mạch máu theo kiểu chìa khóa ổ khóa rồi chuyển hóa thành glycogen (mỡ) dự trữ ở gan và cơ.
còn khi đường huyết giảm thì hoocmon glucagon đc tiết ra ở tuyết tụy cũng đính vô thành mạch máu rồi chuyển hóa glycogen (mỡ) dự trữ thành glucozo (đường) rồi đưa vào máu giúp tăng đường huyết.

Tham khảo:

 Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm  → kích thích tế bào α  → ​tiết hoocmon glucagon  → ​chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose  → đường trong máu tăng lên

24 tháng 4 2022

Nếu đường huyết tăng thì sao

- Khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm (ví dụ như khi cơ thể bị mất máu, mất nước) sẽ kích thích thận tăng tiết renin. Renin kích thích tạo angiotensin II. Angiotensin II kích thích co động mạch tới thận, giảm lượng nước tiểu tạo thành.

- Ngoài ra, angiotensin II còn kích thích tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone, aldosterone kích thích tăng tái hấp thụ \(Na^+\) và nước ở ống lượn xa, làm giảm lượng nước tiểu. Kết quả là thể tích máu, huyết áp tăng về mức bình thường.

20 tháng 5 2016

1. PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có (bẩm sinh), không cần phải học tập và rèn luyện. Vd: Khóc.

PXCĐK là phản xạ hình thành từ đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Vd: Bơi.

2. *Tuyến tụy có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin. Thứ hai là chức năng ngoại tiết của tuyến tụy – sản xuất ra các dịch tiêu hóa.

*Vai trò của đảo tụy: 

 Chức năng nội tiết: Do các tế bào đảo tuỵ thực hiện.

– Tế bào anpha tiết glucagôn.

– Tế bào bêta tiết insulin. 

=> Khi nồng độ đường tăng cao, tế bào bêta tiết insulin giúp chuyển hoá glucozơ thành glicôgen giúp làm giảm lượng đường trong máu.

=> Khi đường huyết giảm, tế bào anpha tiết insulin giúp chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ giúp tăng lượng đường trong máu.

3. *-Cấu tạo đại não: 
+Đại não ở người rất phát triển,che lấp cả não trung gian và não giữa. 
+Chất xám ngoài cùng tạo thành vỏ não.Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.vỏ não dày khoảng 2-3mm gồm 6 lớp. 
+Các rãnh chia mỗi nữa đại não thành các thuỳ.Rãnh đỉnh ngăn cách thuỳ trán và thuỳ đỉnh. 
Rãnh thái dương ngăn cách thuỳ trán,thuỳ đỉnh với thuỳ thái dương.Trong các thuỳ,các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não. 
+Dưới vỏ não là chất trắng trong đó có chứa các nhân nền. 
+Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của võ não và nối 2 nữa đại não với nhau. 
+Ngoài ra còn các đường dẫn truyền nối giữa võ não với các phần dưới của não với tuỷ sống. Hầu hết các đường này đều bát chéo hoặc ở hành tuỷ hoặc ở tuỷ sống. 
-Chức năng: 
Là trung khu của các phản xạ có điều kiện,trung khu của ý thức.

*Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
 

20 tháng 5 2016

1/ Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập

- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

- Vd:

Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe lại là phản xạ có điều kiện.

Trời rét môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc là phản xạ không điều kiện.

 Đi nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra là phản xạ không điều kiện.

Chạm tay phải vật nóng liền rụt tay vào là phản xạ có điều kiện.

2/ - Chức năng ngoại tiết:

Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non.

- Chức năng nội tiết: do đảo tụy đảm nhận, đảo tụy có 2 loại tế bào: Tế bào \(\alpha\) tiết glucagôn, tế bào \(\beta\) tiết Isulin.

+ Khi đường huyết tăng sẽ kích thích tế bào \(\beta\) tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen.

+ Khi đường huyêt giảm sẽ kích thích tế bào \(\alpha\) tiết glucagôn biến glicôgen thành glucôzơ .

4 tháng 3 2022

Refer

Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tuy tiết insulin dể biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng dường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào a của đảo tuy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển huá glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định

4 tháng 3 2022

tham khảo

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi carbohydrate từ thực phẩm thành đường glucose. Nó là nguồn năng lượng thiết yếu để duy trì hoạt động của cơ thể hàng ngày. Ở mỗi thời điểm trong ngày, mức đường huyết sẽ thay đổi liên tục. Nhờ có hai hormon là insulin và glucagon được tiết ra từ tuyến tụy, đường huyết luôn luôn được duy trì ở mức cho cơ thể khỏe mạnh.

Hai hormon này hoạt động trong sự cân bằng, nếu nồng độ của một trong hai hormon vượt quá phạm vi cho phép, lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm.