Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc đã đọc về một vị anh hùng hoặc một người tài giỏi mà em biết ( đừng chép mạng giúp mình ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)
Vua Quang Trung đại phả quân Thanh
Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.
Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:
- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.
- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.
- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.
Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.
Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.
Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.
Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.
kể chuyện chỉ nói thôi mà, cần gì viết cho mệt ra! :((((((
Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam
1. Viết về gì?
a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....
b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....
2. Tìm ý
a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì?
- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Vì sao em thích câu chuyện đó:
- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học
3. Sắp xếp ý
a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.
c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.
Iapham phuong anh:
Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc vể một người có tàl.
* Tham khảo câu chuyện dưới đây:
Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua lưu niệm Nhà Rồng sang đến vườn hoa trước cửa uỷ ban Nhân dân thanh phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện tranh Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.
Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ, trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh ấy khoảng hơn ba mươi tuổi, nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa trẻ lên mười.
Anh mặc bộ quần áo màu tím than đã cũ. Hai ống tay áo rủ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả “xưởng vẽ” của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.
Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái đè chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau một nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu xanh nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.
Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.
Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm. Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn vào đó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời
^_^
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”. Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà tâm sự với ông rằng, từ sáng đến giờ chưa bán được một cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, ông Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ đề thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng tinh của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông Vương phải bồi thường, ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột vì không còn nữa mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ, chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh bán chạy như thế.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-cau-chuyen-ve-mot-nguoi-co-tai-34-1924.html
Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói: - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ: - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” . Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào, Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như suối như người Việt nam Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân". Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu: - Có khai gì nữa không? - Không. Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu: - Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm. Chị Sáu mỉm cười, trả lời: - Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái. Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói: - Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội. Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ: - Huyệt của tôi ? Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù. - Tặng mấy anh bong hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to… Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: - Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay… Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” . Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào, Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng súng Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lân mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hi sinh Bây giờ dưới gốc dương Chi nằm nghe biển hát Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.
Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu.
Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nav, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.
Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.
Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Mẹ Lê là một trong bốn Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương em. Năm nay mẹ 76 tuổi. Thời con gái, mẹ đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên. Người chiến sĩ đánh đồi A1 năm đó, sau này là chồng của mẹ.
Mẹ có ba người con trai : anh Quang, anh Chiến, anh Hùng đều đi Giải phóng quân, cùng với bố là Nguyễn Đức Quốc đã anh dũng hi sinh trên chiến trường miền Nam thời đánh Mỹ. Các năm 1965, 1968,1971,1973 đối với mẹ là những năm tháng mất mát đau thương nhất. Bốn lần mẹ tiễn chồng, con ra trận. Bốn lần, mẹ đau đớn khi xã tổ chức lễ truy điệu cho những người thân thương của mẹ.
Mái tóc mẹ nay đã bạc phơ, lưng còng. Mẹ ở với người cháu nội duy nhất - con anh Quang trong ngôi nhà tình nghĩa. Chiều thứ năm hằng tuần, cô giáo Thi đều dẫn một tổ học sinh lớp 5C đến quét dọn và làm vườn giúp mẹ. Cô giáo nói với chúng em: "Xã ta có 13 gia đình liệt sĩ. Nhưng sự đóng góp và hi sinh xương máu của gia đình mẹ Lê là vô cùng to lớn. Mẹ đã khóc chồng, khóc con hết cả nước mắt rồi..."
Mỗi lần đến nhà mẹ Lê trở về, em vô cùng xúc động. Thương và cảm phục mẹ vô cùng.
Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em thông qua chi tiết Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em để nắm trước những kiến thức trong chương trình sắp tới.
BN CÓ THể kham khảo
- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Bài làm:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đã có biết bao người phụ nữ tài giỏi, họ đã vượt lên số phận của mình bằng ý chí và nghị lực để làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe nói về chị Phan Huỳnh Minh Nguyệt sinh năm 1971, hiện chị là Giám đốc Công ty Cổ phần Duy Nguyễn và làm chủ Spa Sài Gòn Beauty Care, 152 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cha mẹ chị chia tay nhau khi chị còn rất nhỏ. Chị lớn lên bên cạnh bà ngoại. Nhà bà ngoại ngèo nên sau mỗi buổi học, chị phải phụ ngoại buôn bán kiếm sống.
Năm 11 tuổi, chị phải dậy từ một giờ sáng cùng ngoại đón xe đò đi Long Khánh, Đồng Nai mua chuối về bán. Sáu giờ về lại Sài Gòn, chị mới chuẩn bị tập vở đến lớp. Lên lớp 7, chị đạp xe mấy chục cây số mua rựu về bán lại cho các quán nhậu. Hồi đó chị nhỏ con và ốm yếu nhưng phải chở tới bốn can rựu đi bỏ mối. Tiền lời mỗi can đủ mua một ki-lô-gam gạo.
Có lần, chị bị đụng xe, bốn can rựu bị vỡ, bắn tung tóe trên mặt đường. Hết vốn, chị chỉ biết ngồi khóc và đạp xe quay lại năn nỉ người bán cho mua chịu rồi trả dần.
Bỏ mối rựu được hai năm, chị xin vào làm thuê cho chủ quán nhậu. Mặt dù làm việc vất vả nhưng lúc rảnh rỗi chị lại lấy sách ra học. Ngày qua ngày chị cứ làm như vậy cho đến khi chị thi đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong.
Cuộc sống của mấy bà cháu chị trôi qua khốn khó. Gia đình chị không đủ tiền mua thịt cá nên bữa ăn hàng ngày chỉ toàn đồ chay.
Học hết lớp 12, chị phải rời xa trường lớp, chị cần tiền để phụ bà nuôi em ăn học. Một người dạy miễn phí cho chị nghề may. Tuy nhiên trong chị vẫn ấp ủ một khác vọng được tiếp tục học. Nhờ chị chịu khó, nên khách hàng đặt may ngày càng đông. Cuộc sống đỡ vất vả, chị nảy ra ý định muốn đi học lại. Ban ngày may, tối đến học thêm Anh văn, vi tính. Lấy được bằng B Anh văn, chị xin vào làm ở một công ty nước ngoài. Công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên. Thấy kiến thức của mình quá ít, chị quyết lấy được tấm bằng đại học.
Ước mơ cuối cùng thành hiện thực sau bốn năm, chị rất toại nguyện khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Chị lập gia đình năm 1994, chồng chị là công nhân cơ khí. Cưới nhau xong, anh thi vào Đại học Mở, ngành Công nghệ Thông tin. Chị chuyển sang làm thư kí giám đốc ở một công ty xuất nhập khẩu vi tính.
Cả hai vợ chồng chị đều nỗ lực phấn đấu. Khi con trai chị được một tuổi, chị bàn với chồng mở công ty kinh doanh máy vi tính. Vét hết tiền trong nhà được mười triệu đồng, chị chạy vay thêm được năm mươi triệu đồng. Công việc king doanh suôn sẻ, chị trả được nợ ngay. Những tưởng cuộc đời mình từ đây sẽ được ổn định. Bất ngờ, chồng chị bị đột quỵ rồi qua đời. Chị rơi vào một cơn sốc nặng, lúc đó con chị mới hai tuổi. Đau buồn khiến chị quẫn trí, chị bỏ mặt việc kinh doanh cho nhân viên. Hai năm, ngày cũng như đêm chị nhốt mình trong phòng gặm nhấm nỗi đau. Con chị ngày một lớn. Chị giật mình phát hiện mình đã quá khờ khạo. Chị tự nhủ: "Phải tiếp tục đứng dậy, đương đầu với khó khăn để nuôi con nên người".
Thế là chị lại lao vào công việc, quên ăn, quên ngủ. Làm việc trở lại, chị mới biết thị trường máy vi tính đã bão hòa, khó phát triển.
Làm việc mệt mỏi, chị đi massage thư giãn. Từ đây chị chợt nảy ra ý định king doanh spa trên đường Pasteur.
Thấy kinh doanh spa đông khách, chủ nhà lấy lại mặt bằng. Quyết không chịu thua, chị lại chạy đôn đáo tìm mặt bằng khác. Ròng rã hàng tháng trời, cuối cùng chị đã tìm được địa điểm mới.
Nhìn chị làm việc hăng say, không ai biết hằng đêm chị vẫn khóc thầm cho mình. Đôi khi, chị thèm được nghe một câu an ủi, động viên mỗi khi gặp khó khăn.
Dù sao tất cả những gì trải qua đã giúp chị có thêm nghị lực sống. Mong muốn duy nhất của chị bây giờ là nuôi con khôn lớn, thành tài.
Hai Bà Trưng Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu nàm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
THAM KHẢO
Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.