K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm)          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:     Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021     Thiên thần của chị!     Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu văn bản: (5,0 điểm)          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

     Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021

     Thiên thần của chị!

     Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

   Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).

Câu 1: Câu vănEm đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” sử dụng phép tu từ gì?

A.    Ẩn dụ                                                                  C. Nhân hóa

B.    So sánh                                                                D. Hoán dụ

Câu 2: Từ  in đậm trong câu vănChị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua.”thuộc loại từ nào?

A.    Từ đơn               B. Từ ghép              C. Từ láy                     D. Từ phức

Câu 3: Phần in đậm trong câu vănThế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì” thuộc loại cụm từ nào?

A.    Cụm danh từ                                                     C. Cụm tính từ

B.    Cụm động từ                                                     D. Thành ngữ

Câu 4: Các từ ghạch chân trong câu văn “….là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương” là loại từ gì?

A.    Từ đồng âm                                                      C. Từ láy

B.    Từ đồng nghĩa                                                  D. Từ ghép

Câu 5: Câu văn “ Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” có mấy cụm động từ?

A.    Một                  B. Hai                      C. Ba                         D. Bốn

Câu 6: Phần in đậm trong câu văn sau thuộc thành phần nào của câu ?

  “Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.”

A.    Chủ ngữ                  B. Vị ngữ                C. Trạng ngữ                 D. Bổ ngữ

Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?

A.   Tấc đất, tấc vàng                                          C. Tấm lòng vàng

B.   Vàng như nghệ                                             D. Mùa thu vàng

Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn ?

A.   Thiên thần               B. Hồn nhiên               C. Covid           D.  Yêu thương

Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.

Câu 9: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 10: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

Câu 11: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

Câu 12: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

3
9 tháng 4 2022

Câu 1:B

Câu 2: B

Câu 3:A

Câu 4: Chị không thấy phần gạch chân hay in đậm .

Câu 5: C

Câu 6: C

Câu 7: A

Câu 8: D

Từ câu 9 đến câu 12, em hãy viết câu trả lời của mình vào bài làm.

Câu 9: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn

PTBĐ : tự sự

Câu 10: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

người chị muuốn nói với  em  mới sinh thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này .

Câu 11: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

BPTT : So sánh

tác dụng : để người đọc hình dung ra chống dịch như thế nào , cổ vũ động viên năng cao tinh thần quyết tâm chống dịch , làm câu văn nêu lên rõ ràng ý của tác giả muốn nói , câu văn có sức hấp dẫn hơn.

Câu 12: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

Bản thân em đã:

+ Luôn thực hiện tốt quy định 5K

+ Ít khi ra ngoài , thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa

+ Nhắc nhở mọi người cùng ý thức chống dịch

+ Quyên góp tiền vào gạo dù chỉ là một phần nhỏ .

9 tháng 4 2022

1. B, 2. C, 3. A, 5. C, 6. C, 7. A, 8. D, 9. biểu cảm, 10. Người chị muốn nói với em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì., 11. BPTT so sánh => Tác dụng: nhấn mạnh sự cấp bách của việc chống dịch, đây chính là kẻ thù của đất nước.

12. Hs liệt kê ra những việc làm của mình: thực hiện 5K, cách li, ủng hộ y bác sĩ, nhắc nhở mọi người phòng chống dịch....

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021      Thiên thần của chị!      Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

     Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021

     Thiên thần của chị!

     Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH LY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Câu 1: Câu vănEm đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” sử dụng phép tu từ gì?

A.    Ẩn dụ                                                                  C. Nhân hóa

B.    So sánh                                                                D. Hoán dụ

Câu 2: Từ  in đậm trong câu vănChị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua.”thuộc loại từ nào?

A.    Từ đơn               B. Từ ghép              C. Từ láy                     D. Từ phức

Câu 3: Phần in đậm trong câu vănThế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì” thuộc loại cụm từ nào?

A.    Cụm danh từ                                                     C. Cụm tính từ

B.    Cụm động từ                                                     D. Thành ngữ

Câu 4: Các từ in đậm trong câu văn “….là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương” là loại từ gì?

A.    Từ đồng âm                                                      C. Từ láy

B.    Từ đồng nghĩa                                                  D. Từ ghép

Câu 5: Câu văn “ Em đang ngủ hồn nhiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo” có mấy cụm động từ?

A.    Một                  B. Hai                       C. Ba                         D. Bốn

Câu 6: Phần in đậm trong câu văn sau thuộc thành phần nào của câu ?

  Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.”

A.    Chủ ngữ                  B. Vị ngữ                C. Trạng ngữ                 D. Bổ ngữ

Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp nào là thành ngữ?

A.   Tấc đất, tấc vàng                                          C. Tấm lòng vàng

B.   Vàng như nghệ                                             D. Mùa thu vàng

Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn ?

A.   Thiên thần               B. Hồn nhiên               C. Covid           D.  Yêu thương

Câu 9: Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

Câu 10:  Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ?

1
1 tháng 5 2023

1B - 2C - 3A - 4D - 5C - 6C - 7A - 8D

9. Chị muốn nói rằng: 

- Chị rất may mắn được ở khu cách ly, ở đó chị đã hiểu tấm biển "Khu vực cách ly đặc biệt" không hề đáng sợ....y tế tuyến đầu.

10. Bản thân em đã:

- Luôn tuân thủ 5k.

- Cách xa người khác ít nhất 2m

- Luôn rửa tay, đeo khẩu trang.

- Luôn vệ sinh nhà cửa.

- ..

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021               Thiên thần của chị!               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những...
Đọc tiếp

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới
               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021
               Thiên thần của chị!
               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.
…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.
       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
Câu 1: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….
Câu 4: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ? 
III/TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 (Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)

Câu 1. (2,0 điểm)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận

b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào

 “Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.

Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?

Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.

 


0
PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng ViệtĐọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm em ơi!Là tiếng xe về mỗi chiều của bốCả nhà quây quần trong căn phòng nhỏChị xới cơm đầy bắt phải ăn no.Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ hoLà ngọn đèn soi tương lai em sángLà điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảngLà ánh mắt một người lạ như quen....
Đọc tiếp

PHẦN I: (6,0 điểm) Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt
Đọc phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm em ơi!
Là tiếng xe về mỗi chiều của bố
Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ
Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no.
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho
Là ngọn đèn soi tương lai em sáng
Là điểm mười đỏ tươi mỗi khi lên bảng
Là ánh mắt một người lạ như quen. (...)
                  (Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền)
Câu 1: (3,0 điểm)
       a) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
       b) Đọc đoạn trích, em hiểu tác giả bày tỏ tình cảm về điều gì trong cuộc sống?
       c) Hãy viết từ 2 đến 3 dòng thể hiện tình cảm của em dành cho người thân trong gia đình.
Câu 2: (3,0 điểm) 
       a) Chỉ ra ít nhất một từ láy và một từ ghép có trong đoạn trích.       
       b) Chỉ ra phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng của nó.      
       c) Đặt một câu có nội dung về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng thành ngữ.

2
20 tháng 12 2021

lỗi r

20 tháng 12 2021

ảnh của bạn bị lỗi nhé

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

(2)        Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

(3) Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

 (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu  : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình