K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. VĂN BẢN                                  Câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu"Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế...
Đọc tiếp

1. VĂN BẢN
                                  Câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu
"Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc phát hiện ra dưới đó không  phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi".Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó." 
-Câu 1: văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm) 
-Câu 2: tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "có lẽ suốt đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó"? (1 điểm) 
-Câu 3: chỉ ra hai cách xử sự của vị thiền sư trong văn bản. Ý nghĩa của cách xử sự đó? (1,5 điểm) 
-Câu 4: em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) 
*mình được cho làm bài lại nên rất cần sự giúp đỡ của các bạn đó!! ^^

0
1. VĂN BẢN                                       Câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu"Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc...
Đọc tiếp

1. VĂN BẢN
                                       Câu chuyện vị thiền sư và chú tiểu
"Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc phát hiện ra dưới đó không  phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi".Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó." 
-Câu 1: văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm) 
-Câu 2: tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "có lẽ suốt đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó"(1 điểm) 
-Câu 3: chỉ ra hai cách xử sự của vị thiền sư trong văn bản. Ý nghĩa của cách xử sự đó? (1,5 điểm) 
-Câu 4: em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) 
*mình được cho làm bài lại nên rất cần sự giúp đỡ của các bạn đó!! ^^

1
6 tháng 4 2022

1. PTBĐ: tự sự

2. TPBL: Có lẽ => TP tình thái.

3. Vị thiền sư có cách cư xử ôn tồn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, ông không trách mắng chú tiểu, ông bỏ chiếc ghế ra và quỳ đúng chỗ đó. Ý nghĩa của cách xử sự đó: làm cho chú tiểu có 1 bài học sâu sắc, nhớ mãi, chú biết nhận ra lỗi của mình và sửa lỗi.

4. Bài học: chúng ta nên đối xử khoan dung, làm cho người khác tự nhận ra lỗi lầm của mình để thay đổi nó.

I. Đoc hiểu: (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc...
Đọc tiếp

I. Đoc hiểu: (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. (Câu chuyện về vị thiền sư – tác giả Văn Đan, Như Nguyện dịch) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Cho biết vị thiền sư đã có cách xử sự như thế nào trước lỗi lầm của chú tiểu? Câu 2: Xác định cách dẫn của phần in đậm trong câu sau: Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Câu 3: Giải nghĩa từ “khoan dung” và tìm một từ đồng nghĩa với từ đó? Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em qua bài học đó?

0
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo...
Đọc tiếp

Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

tìm và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ có trong câu sau : Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

 

 

 

 Lớp 9Ngữ văn
2
25 tháng 1 2023

BPTT: liệt kê (không nói với ai, mà lặng lẽ đi đễn, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó).

Tác dụng:

- Miêu tả những hành động nhân vật trong câu văn làm một cách ngắn gọn, súc tích tránh dài dòng.

- Từ đó, tăng giá trị diễn đạt và giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình.

25 tháng 1 2023

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi

Cho thấy sự nhân từ và cách dạy chú tiểu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của vị thiền sư.

Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện , chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi,nhưng vị thiền sư không nói với ai,mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.Một lúc sau,quả đúng có một chú tiểu trèo...
Đọc tiếp

Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện , chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất .Đoán ngay ra đã có một chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi,nhưng vị thiền sư không nói với ai,mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau,quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc phát hiện ra dưới đó không  phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì,đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề.Không ngờ vị thiền sư lài chỉ ôn tồn nói :"Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi.Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2.Tìm các từ thuộc trường từ vựng Phật giáo(nhà chùa)?

Câu 3.Dấu ngoặc kép trong đoạn được dùng để làm gì?

Câu 4.Nêu nội dung chính của câu chuyện.

0
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo...
Đọc tiếp
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó. Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó. Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
2
21 tháng 6 2017
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người. - Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh. - Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. Rút ra bài học: - Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung. - Cần phải sống khoan dung nhân ái.
21 tháng 6 2017

Gợi ý : Làm thành 2 phần như sau theo gợi ý:

Phần 1 khái quát lại nội dung cũng như là phân tích ý nghĩa:

- Trong câu chuyện trên chú tiểu là người mắc lỗi, làm trái qui định vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống. - Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý: + Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống. + Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng. - Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên. - Câu chuyên cho ta bài học quí giá về lòng khoan dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người. ==> Từ đó ta hiểu được lòng khoan dung trong cuộc sống: - Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quí của con người. - Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản...Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, sự khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác. Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh. - Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.

Mình có từng làm bài NLXH này sau đây là gợi ý của mình chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha: 

- Nhà thiền sư là hiện thân của chúng ta trước mọi sự trong cuộc sống. Bọ cạp đại diện cho kiểu người chúng ta thường xuyên chạm mặt : đa nghi, bảo thủ. Nhưng câu chuyện không hướng tới việc chỉ trích hay lên án hành động của bọ cạp. Nhà thiền sư có nói “Tánh của bọ cạp là cắn”. Cắn giống như một bản năng tự vệ trỗi dậy khi gặp nguy hiểm. Trước hành động vớt ra khỏi mặt nước của thiền sư, nó vô tri không thể nhận biết đó là sự giúp đỡ của một người tốt bụng mà hành động theo bản năng. Hiểu được điều đó nhà thiền sư vẫn cứu cho con bọ cạp ấy dù nó có cắn bản thân bị thương nhiều lần.

=> Câu chuyện ngắn chỉ bao gồm hai lời đối thoại qua lại của thiền sư và chú tiều nhưng lại chứa đầy giá trị nhân văn nhẹ nhàng mà thấm thía : yêu thương luôn đi cùng thấy hiểu và không tồn tại có giới hạn nào cho dành cho nó.

  -  Hành sự giúp đời là việc xuất phát từ trái tim và cũng nên dùng trái tim để cảm nhận. Khi ta làm việc tốt sẽ phải lúc nào cũng sẽ được thấu hiểu. Có thể trong mắt người được ta giúp, việc trượng nghĩa của ta lại bị hiểu nhầm là mối đe dọa đối với họ. Họ sẽ tìm cách trốn thoát bảo vệ mình khỏi nguy hiểm bằng cách tấn công ngược lại ta. Nhưng điều đó có phải lý do chính đáng để bạn ngừng yêu thương hay giúp đỡ một ai đó không? Một trái tim hướng thiện sẽ không tồn tại bất cứ rào cản dành cho bất kì người nào. 

  - M. Gandhi từng nói “ Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu chỉ vài giọt nước trong đại dương dơ bẩn thì cả đại dương không vì thế mà dơ bẩn được”. Người tốt cũng sẽ gặp phải chuyện xấu có lúc chúng ta mở lòng giúp đỡ nhưng nhận lại là sự phản bội. Ta hãy nghĩ đó chỉ như là một bài học ở trường đời để phân biệt trắng - đen, thật - giả để chắp bút cho những quyết định xác đáng hơn. Ở ngoài kia còn vô số người cần chúng ta sẻ chia giúp đỡ. Không chỉ vì những giọt nước bẩn kia mà để lòng trở thành cánh cửa mãi khép lại.

- Hãy nhớ rằng khi chúng ta ngừng giúp đỡ một ai đó nghĩa là chúng ta đã tự loại mình ra khỏi thế giới yêu thương của nhân loại. Đừng chỉ nhìn vào những mảng tối của một bức tranh,ta thử hướng ánh nhìn đến gam màu sáng - tương lai phía trước nơi ta nhìn thấy hạnh phúc của người được ta giúp đỡ mà tiến lên. Như chàng thanh niên Lữ Thừa Ân sẵn sàng chia sẻ “chiếc bánh thời gian” của mình cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, phải chăng chúng ta - một phần của xã hội cũng nên để để lòng tốt của mình vun vén lên những luống cây hạnh phúc cho cộng đồng xã hội.

 Kết luận + mở rộng: Tôi nhớ như in một lời tâm sự “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có hơi ấm tình người”. Cuộc sống bộn bề bị lấp đầy bởi những ưu phiền khiến ta nhìn thế giới đâu đâu thấy lừa lọc dối trá. Nhưng bạn có nhìn thấy sau cái “lừa lọc dối trá” cũng là những nỗi đau âm ỉ đang cần được xoa dịu. Như thông điệp nhà văn Nam Cao trong tác phẩm lão hạc cũng từng trăn trở “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” Yêu thương không nên chỉ nhìn những vật hiện lên trước mắt mà nên được thấu hiểu chạm đến nơi sâu nhất của tâm hồn. Cách nhìn phiến diện sẽ càng khiến ta sa đà vào suy nghĩ tiêu cực mà đánh mất đi cái bản tính lương thiện tốt đẹp ta sẵn có. Song “lòng tốt của bạn cũng cần thêm đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào số không tròn trĩnh” (Mộ Nhan Ca). Lòng tốt không đặt đúng nơi không đặt đúng lúc sẽ không có ý nghĩa gì. Bạn dùng lòng tốt của bạn để trở thành bước đệm nâng đỡ người khác nhưng có thế nó lại trở thành “nơi an toàn” cho người khác ỷ lại mà không thể cố gắng. 

28 tháng 9 2017

Có lẽ với đông đảo người đọc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn xa lạ. Ông là một trong những đại Thiền sư nổi tiếng nhất thế giới, người được các Phật tử xem như là một vị Phật sống tái thế. Những cuốn sách của ông, những bài thuyết pháp của ông được lưu truyền trên khắp hành tinh. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, ông đã là ứng cử viên của Giải Nobel hòa bình. Tôi biết ông có phần muộn hơn, nhưng cũng trước Hoàng Anh Sướng đến cả hàng chục năm.

Dịp ấy đang độ xuân. Như mọi người dân Việt, tôi đưa vợ con đi lễ chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Ngôi chùa này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn Làng Mai đã từng đến thuyết pháp. Thế rồi, trong lúc chờ vợ hóa vàng, tôi dắt con gái đi dạo chơi vãn cảnh chùa. Tôi thực sự ngạc nhiên khi nhìn thấy trong cửa hàng bán Kinh Phật cùng sách Tử vi bói toán, có rất nhiều đĩa CD thuyết pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cả đĩa hình, đĩa tiếng, nhưng đều bán đồng loạt một giá như nhau, và bán rất rẻ, chỉ có hai ngàn đồng một đĩa. Số tiền ấy không đủ mua một gói kẹo lạc hay một mớ rau muống. Nhưng nhờ với giá rẻ như thế mà một em bé đánh giầy lang thang cơ nhỡ hay một bà hành khất cũng dễ dàng có được cả một buổi thuyết pháp của một vị Thiền sư lừng danh thế giới.

Tôi mua một vài đĩa về nhà nghe thử. Nghe cũng vì tò mò. Nhưng nghe rồi, tôi bắt đầu mê các bài thuyết pháp của ông. Tôi rất kinh ngạc khi trong các bài pháp thoại của vị Thiền sư nổi tiếng thế giới mà lại không thấy chùa, không thấy Kinh, không thấy cả Phật nữa, chỉ toàn những chuyện đời thường của mình, của gia đình mình, của những người thân. Nó vô cùng giản dị như muôn mặt của đời sống. Thiền sư hướng dẫn giúp ta làm sao có được sự an lạc, thảnh thơi giữa đời sống bộn bề những lo toan, hờn trách. Làm thế nào để có thể đứng vững trước bao nhiêu bão táp, mưa giông, bon chen, đố kỵ. Rồi cách ứng xử để lập truyền thông với bố mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, để có tình yêu thương đích thực, để được hiểu và được thương. Đặc biệt, ta cần phải làm gì khi người thân mất?

Người mất thì họ đi về đâu? Tôi rất thích lối diễn giải của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ông bắt đầu câu chuyện từ một giọt mưa. Giọt mưa rơi xuống phiến đá. Ta nhìn thấy rõ giọt nước ấy. Nó long lanh sáng. Rồi nó thẫm dần như một chấm nâu. Ta nhắp đi, ngoảnh lại, không còn thấy nó nữa. Lại nghĩ, giọt mưa đã chết. Nó đã biến khỏi mặt đất. Nhưng không! Giọt mưa không chết. Nó cũng không biến đi. Nó vẫn đang tồn tại. Nhưng tồn tại trong một hình dạng khác. Nó đã thành một đám mây che mát trên đầu ta. Rồi từ mây, nó hóa tiếp cơn mưa, tưới mát lành cả mặt đất.

Cũng tương tự như thế, khi bố mẹ ta chết, bố mẹ cũng có mất đâu. Bố mẹ vẫn tồn tại, nhưng tồn tại ở một dạng khác. Bố mẹ vẫn luôn ở trong ta, trong từng tế bào cơ thể ta. Không cần phải xét nghiệm ADN, ta chỉ đứng trước gương. Thấp thoáng sau gương mặt ta là gương mặt bố mẹ, gương mặt của ông bà, và xa hơn nữa là các cụ kỵ, tổ tiên ta. Tổ tiên vẫn luôn hiện hữu ở ngay trong ta. Vậy thì ta phải sống thế nào, tu thế nào để gương mặt ta luôn sáng đẹp. Gương mặt ta sáng đẹp, tâm hồn ta sáng đẹp, thì gương mặt bố mẹ, ông bà, tổ tiên cũng sáng đẹp.

Bàn được đến thế là sâu sắc lắm!

Tôi cũng rất ám ảnh bởi câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về một người lính Mỹ. Anh tham trận ở Việt Nam. Trong một trận càn, anh đã giết một đứa trẻ con. Đứa trẻ hoàn toàn vô tội. Vì thế, anh ân hận, dằn vặt và đau khổ. Nhiều người lính khác cũng thế. Đó là những người tốt. Chỉ những người tốt mới biết ân hận. Trở về Mỹ, họ mắc một căn bệnh - bệnh hội chứng chiến tranh Việt Nam. Có người bị tâm thần, không còn sống được bình thường, cũng không có bệnh viện nào chữa khỏi. Họ tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh, học một khóa tu của Ngài.

Thiền sư bảo, dẫu sao anh cũng đã giết người. Bây giờ, anh có dằn vặt, ân hận hay đổi cả mạng sống của mình thì đứa trẻ ấy cũng không thể sống lại được nữa. Tội của anh rất nặng. Nhưng anh vẫn có thể thoát được nghiệp chướng. Đứa trẻ không sống lại được, nhưng vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ khác đang nguy kịch. Chúng đang đói khát và tật bệnh. Chúng sẽ chết nếu như không được cứu. Vậy thì anh hãy cứu chúng đi. Anh cứu được một đứa trẻ thoát khỏi cái chết là anh đã giải được nghiệp rồi. Anh cứu được đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư..., anh sẽ thành vị Bồ Tát. Và như thế, ngay cả những kẻ tội đồ cũng có thể thành được Bồ Tát, nếu biết tu tập.

Người lính ấy bỗng như được giải thoát. Anh đã khỏi hẳn bệnh. Đã khỏe mạnh trở về được với đời sống thường ngày. Rồi anh đi làm việc thiện. Không phải anh cứu được một đứa trẻ thoát khỏi cái chết mà anh cứu được hàng trăm đứa trẻ bất hạnh ở Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới.

Tôi tìm mua các cuốn sách về Phật, các bài Kinh, rồi các bài giảng của các Đại đức, Hòa thượng khác. Nhưng phải nói thật, khi đã nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp rồi thì rất khó nghe các vị sư khác. Nhiều khi, tôi còn thấy dị ứng. Có vị sư giảng Phật pháp mà mắt cứ long lên sòng sọc, giọng vỏng vót, gắt gỏng, đầy sân hận. Có vị vừa giảng vừa trêu ghẹo mấy nữ Phật tử ngồi dưới. Có vị lại còn tạo sự hấp dẫn bằng cách kể những câu chuyện tiếu lâm rất tục tĩu, bợm trợn, kể cả chuyện Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa. Giảng Phật pháp, hướng người ta đến với đạo Phật, lại mang chùa mang sư ra diễu thì ai còn tin Phật, tin sư nữa đây?

Tôi lại phải trở về với Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lại sưu tầm các đĩa ghi hình những bài pháp thoại của ông. Rồi tôi lọ mọ chuyển các đĩa CD, VCD bài giảng của ông ra MP4, MP3. Tôi đưa vào các Ipod, Ipad rồi tặng bạn bè và người thân của mình. Nhà báo Hoàng Anh Sướng là người đầu tiên tôi tặng món quà quý đó. Tôi biết anh là nhà báo có tài. Anh cũng rất giỏi thuyết giảng. Nhiều bài viết, bài nói của Hoàng Anh Sướng về Trà đạo, về tâm linh, ngoại cảm rất hay, rất hấp dẫn. Bản thân tôi cũng đã viết bài giới thiệu tập sách “Bùa ngải xứ Mường” của anh. Tôi bảo Sướng: "Chú nghe đi. Trong này có hàng ngàn bài hát. Hàng chục cuốn tiểu thuyết đặc sắc của thế giới phát trong chương trình Đọc chuyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng trước hết, chú hãy nghe phần của Thầy Nhất Hạnh. Nhiều lắm. Nghe các bài thuyết pháp trước rồi nghe các truyện dài của thầy sau".

Lúc bấy giờ, Hoàng Anh Sướng đang say mê nghiên cứu các nhà ngoại cảm. Anh lầm lụi vượt rừng, vượt núi cùng họ đi tìm mộ liệt sĩ, rồi nghiên cứu các cuộc gọi hồn. Trông anh lúc nào cũng tất tả, bận rộn. Người lúc nóng, lúc lạnh, lúc vui, lúc buồn. Có lúc cũng đau khổ vì sự hục hặc của các nhà ngoại cảm với nhau. Tôi hỏi : "Chú đã nghe chưa? Nghe Thầy Nhất Hạnh thuyết pháp chưa?". "Em nghe rồi. Nhưng cứ nửa chừng lại bỏ. Ông cụ ề à quá. Cứ tháng Năm một câu, tháng Mười một câu. Oải vô cùng!".

Tôi biết mình thật vô duyên. Muốn hướng người thân đến với Phật pháp. Nhưng mặt mình trông cứ gian gian. Làm sao người đời tin được. Người nhẹ dạ còn chả tin thì làm sao thuyết phục được một cây bút sắc lẹm như Hoàng Anh Sướng!

Câu chuyện bỏ lửng đó. Tôi và Hoàng Anh Sướng vẫn gặp nhau thường xuyên nhưng không bàn đến chuyện ấy nữa. Anh cũng quẳng cái Ipod 160 GB tôi tặng ở xó xỉnh nào mất rồi. Tôi không hỏi mà anh cũng chẳng quan tâm.

Thế rồi mùa hè năm 2013, đột ngột anh khoe với tôi: "Thiền sư Thích Nhất Hạnh mời em sang Mỹ ba tháng tham dự những khóa tu và buổi thuyết pháp của thầy dọc nước Mỹ”. “Thế thì chú đi ngay” - Tôi bảo Sướng. “Tuyệt lắm đấy. Bận gì cũng hãy bỏ hết. Đây là cơ hội ngàn năm có một. Chú phải đi ngay!”.

Quả như sự tiên đoán của tôi. Chuyến đi ấy vô cùng thú vị. Cuộc gặp gỡ giữa nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh như có sự dẫn dắt, sắp đặt của Trời, Phật. Anh có rất nhiều tư liệu quý về Thiền sư Thích Nhất Hạnh do tôi cung cấp trước đó, nhưng vì không chịu nghe nên đến khi tiếp xúc với Thiền sư tại Mỹ, anh vẫn là kẻ tay không. Anh hoàn toàn tinh khiết như một trang giấy trắng. Và rồi, suốt ba tháng theo chân Thiền sư Thích Nhất Hạnh dọc nước Mỹ, anh đã tự khám phá tầm vóc lồng lộng của Thiền sư.

Anh kinh ngạc khi thấy người dân khắp nơi trên hành tinh đổ về nước Mỹ nghe Thiền sư thuyết giảng Phật pháp. Trong số hàng ngàn người nghe đó có những nhà chính trị nổi tiếng, những nhà khoa học lỗi lạc từng được trao giải Nobel. Trình độ, địa vị xã hội và số phận của mỗi người cũng rất khác nhau nhưng họ đều sùng kính Thiền sư, coi Thiền sư như một vị Phật sống. Anh cũng ngạc nhiên khi biết mỗi giờ thuyết giảng của Thiền sư được trả rất nhiều tiền. Nhưng Thiền sư sống vô cùng đạm bạc. Tài sản và vật dụng của Thiền sư chẳng có gì đáng giá. Số tiền khổng lồ ấy, Thiền sư dùng để nuôi hàng ngàn đệ tử trong Tăng đoàn, rồi làm từ thiện cho những người bất hạnh ở khắp nơi trên thế giới.

Ở Việt Nam, những năm bao cấp, rất nhiều nghệ sĩ nghèo khổ đã nhận được sự giúp đỡ của ngài. Một trong số họ là thi sĩ Hoàng Cầm. Sau này, qua cuốn hồi ký của sư cô Chân Không, tôi mới biết được bí mật ấy. Hoàng Cầm nhận được tiền qua sư cô Chân Không gửi. Và ông cứ tưởng Chân Không là một nhà doanh nghiệp hay một tiểu thư khuê các, một mệnh phụ phu nhân giàu có và lãng mạn, rất yêu những bài thơ tình của ông. Ông hoàn toàn không biết đó là một Ni sư. Và tiền ông nhận là tiền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Cái tài đặc biệt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ông đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật vào cuộc sống của mọi tầng lớp người, trong đó, có những người Tây phương đã từng theo nhiều tôn giáo khác nhau. Cũng nhờ có ông mà đạo Phật ở phương Tây phát triển rất nhanh và mạnh, đặc biệt được giới trẻ và trí thức hâm mộ. Ông mở nhiều khóa tu tập riêng cho giới doanh nhân, giới bảo hộ môi trường, giới giáo chức, cựu chiến binh, văn nghệ sĩ. Ông cũng mở cả khóa tu cho giới diễn viên Hollywood, các nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, rồi những khóa tu cho cả cảnh sát, an ninh, và người coi tù. Người dự khóa tu không cần phải quy y nhưng có thể thừa hưởng kho tàng tuệ giác của đạo Phật để tháo gỡ khó khăn trong đời sống nội tâm, tái lập lại truyền thông với những người khác, trong đó có gia đình, đồng nghiệp, đem lại hạnh phúc trong đời sống hàng ngày.

Điều đáng kinh ngạc là những người tham gia khóa tu của Thiền sư, có người từng là linh mục, là mục sư, như mục sư Robert Schaibly ở Houston, Texas. Vị mục sư này đã xin thụ trì 5 giới, quy y Tam bảo mà không thấy có sự mâu thuẫn nào giữa đức tin Cơ đốc giáo của bản thân với tuệ giác đạo Phật. Sau đó, ông còn đến Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở Pháp để tiếp tục tu học cho đến khi thành một vị giáo thọ của làng Mai, tức là người có khả năng mở những khóa tu theo giáo lý đạo Phật. Vị mục sư này cũng đã viết thư cho bề trên, đề xuất nguyện vọng muốn được vừa làm mục sư, vừa làm giáo thọ đạo Phật. Sáng chủ nhật ông giảng bài cho con chiên, chiều hướng dẫn thiền tập cho mọi người, trong đó có cả những con chiên ở trong nhà thờ…

Ai sinh ra cũng mong mình được hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên, trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn đến hạnh phúc. Người dẫn cả tuyên ngôn của nước Mỹ, trong đó khẳng định, con người ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng. Đó là quyền bất khả xâm phạm. Trong số những quyền ấy, có quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong tiêu chí của một Quốc gia mà chúng ta luôn vươn tới, cũng là “Độc lập” – “Tự do” và “Hạnh phúc”. Nhưng nói như một nhà thơ: “Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng – Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn không ra?”. Chúng ta đi tìm hạnh phúc, nhưng sao chỉ gặp những khổ đau. Có lẽ vì quan niệm “Hạnh phúc là đấu tranh” thì làm sao mà hết khổ đau được.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, không thể có hạnh phúc từ những cuộc tranh giành. Sự thành công của mình không thể lại phải trả giá bằng sự thất bại của người khác. Tại sao người kia phải thất bại thì mình mới thành công? Tại sao người khác cứ phải đau khổ thì mình mới hạnh phúc? Đó là câu hỏi quan trọng. Làm thế nào để tôi thành công và anh cũng thành công, thì hạnh phúc của ta sẽ lớn hơn, trọn vẹn hơn vì không ai phải đau khổ vì sự thành công của chúng ta hết. Hạnh phúc của chúng ta đâu phải chỉ là quyền lực, danh vọng, tiền bạc. Hạnh phúc là khi chúng ta có tình yêu thương và sự hiểu biết.

Với đạo Phật, phần lớn chúng ta mới thực tập tín mộ, tín ngưỡng, chứ ít người sử dụng được tuệ giác đạo Phật để chuyển hóa thân tâm, tháo gỡ những khó khăn. Cầu nguyện cũng phần nào đem lại sự an lạc, vì giúp lắng dịu những khổ đau, lo lắng. Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải có tuệ giác, mà tuệ giác phải do tu tập mới có được. Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, thân không an thì tâm làm sao mà an được? Trong khi đó tâm có những cảm giác, cảm xúc như giận hờn, tuyệt vọng, bạo động, nếu không có phương pháp cụ thể thì làm sao nhận diện và chuyển hóa được những bất an của tâm? Trong Kinh Niệm xứ hay Kinh Quán niệm hơi thở, Đức Thế Tôn đã dạy những phương pháp cụ thể để làm lắng dịu những căng thẳng trong thân, trong tâm, rồi nhìn sâu để xem tận gốc rễ của những khổ đau phiền não đó do đâu, từ đó mới bắt đầu chuyển hóa được đau khổ, mới có được hạnh phúc.

Cũng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đạo Phật ngày xưa giúp đất nước nhiều lắm. Học giả Hoàng Xuân Hãn cho rằng, đạo Phật giúp đời Lý là triều đại thuần từ nhất trong lịch sử, khi từ vua quan tới thường dân đều thực tập đạo Phật. Đời Trần cũng vậy. Sau khi chiến thắng Nguyên Mông, quan quân có đệ trình lên một hòm tài liệu của một số viên chức chính quyền liên lạc với giặc. Nhưng Vua Trần Thánh Tông đã đem hòm tài liệu đó đốt trước mặt bá quan để yên tâm trăm họ, bởi chúng ta đã giành được độc lập, đẩy lui được quân thù thì cần nhất bây giờ là đoàn kết quốc gia. Đó là hành động phát sinh từ tuệ giác của đạo Phật. Hiện giờ, ta có thể học theo những hành động như thế. Cố nhiên là trong chiến tranh chúng ta bị chia rẽ, có những ý thức hệ đối chọi nhau, có những nhận thức khác nhau về chính trị, có cách thức yêu nước khác nhau. Giờ phải làm thế nào để buông bỏ thái độ đã trở nên không còn phù hợp với thực tiễn. Đừng cho rằng chỉ có lý thuyết của mình là duy nhất đúng, còn mọi lý thuyết khác đều sai lầm. Thái độ bám vào một chủ thuyết, không bao dung đó sẽ tiếp tục làm cho dân ta khổ.

“Trong giới luật Tiếp hiện của chúng tôi có đưa ra tinh thần đạo Phật là không thờ phụng bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, kể cả đó là lý thuyết Phật giáo. Đạo Phật đưa ra những phương tiện để tu tập, để học hỏi, để chuyển hóa bản thân chứ không phải là những lý thuyết để thờ phụng, để phải phát động những cuộc chiến đẫm máu. Tôi nghĩ thái độ đó rất cần thiết. Vua A Dục ca ngày xưa sau khi thống nhất đất nước đã đi tu, yểm trợ cho các tôn giáo để các tôn giáo thống nhất nhân tâm. Vì thế, vua A Dục ca thống nhất được nhân tâm sau khi thống nhất lãnh thổ. Chúng ta nên học bài học đó. Chúng ta thống nhất Nam Bắc nhưng chưa thống nhất được lòng người, vẫn có sự tị hiềm, hận thù, đau khổ trong lòng mỗi chúng ta. Áp dụng đạo Phật là để buông bỏ những hận thù trong quá khứ. Đó là một trong những thực tập mà ta có thể thực hiện ngay, để thống nhất lòng người, ôm lấy nhau mà sống...”

Cái tài của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Ông giảng Phật pháp mà không thấy chùa, cũng không thấy Kinh, không thấy Phật, chỉ thấy đời sống, thấy những chuyện nóng hổi của đất nước, của xã hội, của gia đình mình và của chính mình. Đến với Phật không phải trông chờ vào phép mầu nhiệm của Phật trong cõi huyền bí nào đó. Điều quan trọng là chúng ta phải vững tin. Tin vào chính mình. Nghĩa là ta phải tự biến ta thành Phật, để tự giải thoát cho mình. Nhiều khi chỉ thay một quan niệm, chúng ta đã thoát được khổ đau, đã tìm thấy hạnh phúc đích thực. Bởi nhiều khi chính ý niệm về hạnh phúc lại là chướng ngại của hạnh phúc. Ta bị mắc kẹt, bị cầm tù bởi chính ý niệm của mình. Không phá được cái nhà tù tự mình dựng lên để giam hãm mình thì làm sao có được hạnh phúc.

                                                                                             Hai vien gạch xấu xíĐến một miền đất mới, các vị Sư phải tự xây dựng lại mọi thứ, họ mua đất,gạch, cát, đá, vữa . . .và bắt tay vào việc.  Một chú tiểu được giao việc xây dựng một bức tường gạch, chú rất tập trung vào công việc, chú luôn kiểm tra xem viên gạch đã đặt thẳng chưa, hàng gạch có ngay...
Đọc tiếp

                                                                                             Hai vien gạch xấu xí

Đến một miền đất mới, các vị Sư phải tự xây dựng lại mọi thứ, họ mua đất,gạch, cát, đá, vữa . . .và bắt tay vào việc.  Một chú tiểu được giao việc xây dựng một bức tường gạch, chú rất tập trung vào công việc, chú luôn kiểm tra xem viên gạch đã đặt thẳng chưa, hàng gạch có ngay ngắn không? Công việc tiến tiển khá chậm, vì chú đặc biệt kỹ lưỡng, tuy nhiên chú không lấy đó làm phiền lòng, vì chú biết chú đang xây bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn tất công việc, khi hoàng hôn buông xuống. đứng ra xa, chú ngắm nhìn công trình lao động của mình, chợt chú nhận thấy có điều gì đó không ổn trong công trình. Mặc dù đã rất cẩn thận xong có 2 viên gạch đã bị đặt nghiêng, và điều tồi tệ nhất là 2 viên gạch đó lại nằm giữa bức tường. chúng như đôi mắt trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu dẫn họ đi khắp nơi, trừ chỡ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có 2 vị sư già đến thăm ngôi đền, chú tiểu dẫn 2 vị đi khắp nơi, và lái sang những chỗ khác, song 2 vị sư già cứ nằng nặc đòi đến khu vực bức tường mà chú tiểu xây dựng. đứng trước bức tường, một trong 2 vị mới thốt lên Ôi bức tường mới đẹp là sao!
Hai vị nói thật chứ! Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?  Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.  “ có chứ! Nhưng chúng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép lại thành bức tường tuyệt vời ra sao” vị sư già từ tốn

câu hỏi

Theo em, khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta có nên chỉ nghĩ về điều đó mà không chú ý đến những điều tốt đẹp không?Vì sao?

1
26 tháng 12 2017

Đôi khi chúng ta quá cầu toàn, quá nghiêm khắc với bản thân mình, cứ luôn nghiền ngẫm những lầm lỗi ấy và quy trách nhiệm cho mình mà quên mất cái phần quan trọng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm được.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết, hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng đi những điều tốt đẹp họ đã làm.

Con người luôn mơ ước chinh phục được đỉnh cao hoàn mỹ. Nhưng để trở thành con người “thập toàn” mẫu mực là rất khó, không dễ tìm con người ấy giữa cuộc sống đời thường. Vậy nên chúng ta cũng cần phải bằng lòng chấp nhận sống vui với cái hiện tại mình đang có, như “hai viên gạch xấu xí” đang nằm giữa một bức tường đẹp.

Chúng ta cần phải học cách rộng lượng với người khác và cả chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là nơi mà ở đó, lỗi lầm được tha thứ.

Hãy mở rộng tâm hồn của mình ra, khi đó chúng ta sẽ thấy rằng: Cuộc sống này thật tốt đẹp biết mấy!

20 tháng 11 2015

Ông ấy làm nghề kiến trúc sư

20 tháng 11 2015

cậu ơi mình hỏi ông ta làm nghề j mà