K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Suy nghĩ thì: Một chút gì đó tiếc nuối, ngưỡng mộ trước sự công hiến của người nghệ sĩ này. Sống cho trọn đam mê dù là giây phút cuối đời. Dù người nghệ sĩ ấy đã ra đi mãi mãi nhưng những cống hiến của bà sẽ mãi trường tồn với thời gian,...Nó chứng tỏ một điều rằng chỉ cần cố gắng ai rồi cũng sẽ làm được, chỉ cần ta cố gắng chứ không nên dựa trên các yếu tố về tài năng thiên bẩm để đánh giá người khác,...

-Điều mà tôi học hỏi là hãy sống cho trọn với đam mê của mình, nhiều người vì rào cản gia đình hoặc hoàn cảnh không cho phép nên không thể sống với chính ước mơ. Dù có thế nào đi nữa ta cũng nên mạnh dạn theo đuổi những đam mê, hoài bão của cuộc đời. Dù đời chẳng như mơ nhưng cứ cố gắng rồi sẽ thành công thôi,....

-Suy nghĩ thì: Một chút gì đó tiếc nuối, ngưỡng mộ trước sự công hiến của người nghệ sĩ này. Sống cho trọn đam mê dù là giây phút cuối đời. Dù người nghệ sĩ ấy đã ra đi mãi mãi nhưng những cống hiến của bà sẽ mãi trường tồn với thời gian,...

-Điều mà tôi học hỏi là hãy sống cho trọn với đam mê của mình, nhiều người vì rào cản gia đình hoặc hoàn cảnh không cho phép nên không thể sống với chính ước mơ. Dù có thế nào đi nữa ta cũng nên mạnh dạn theo đuổi những đam mê, hoài bão của cuộc đời. Dù đời chẳng như mơ nhưng cứ cố gắng rồi sẽ thành công thôi,....

24 tháng 1 2019

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

Viết 1 đoạn văn về các đề sau( các bạn có thể lựa)Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.Đề 2: Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có".Đề 3: Chứng minh rằng văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có".Đề 4: Chứng minh...
Đọc tiếp

Viết 1 đoạn văn về các đề sau( các bạn có thể lựa)

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.

Đề 2: Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có".

Đề 3: Chứng minh rằng văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có".

Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người yêu cây cối.

Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

 

1
7 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé:

Đề 1:

Nhân dân ta có câu: '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn nhưng nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào'' quả thật là đúng đắn. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cảcủa các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.

Đề 3:

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Đề 4:

Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều sự việc nói dối xung quanh ta. Như nhiều bạn học sinh lừa dối bố mẹ để bỏ học đi chơi, hay nói dối thầy cô giáo vì lý do không làm bài tập về nhà. Hay một nhân viên ăn cắp ý tưởng của người khác trong công ty, và nói dối mọi người đó là ý tưởng của mình để được khen thưởng. Rất nhiều những hành vi nói dối trong xã hội, và việc nói xấu đều mang lại những tác hại xấu không chỉ cho bản thân mà còn với người xung quanh. Với những sự việc nói dối lần đầu, có thể sẽ được cho qua, nhưng nếu người đó thường xuyên nói dối thì rất dễ gây ra những ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bạn nói dối sẽ khiến cho bạn không được thoải mái tư tưởng, luôn cảm thấy lo lắng khi bị phát hiện. Nếu bạn đang bỏ học đi chơi và bị bố mẹ phát hiện, tất nhiên bạn sẽ vô cùng lo sợ. Việc này còn khiến bố mẹ phiền lòng, cảm thấy thất vọng về đứa con của mình. Việc bạn nói dối đồng nghiệp, nó sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Vì những tác động xấu do việc nói dối mang lại, chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.

1. Tận dụng tối đa thời gian

Với bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.

2. Cách xử lý những câu không chắc chắn

Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.

Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.

3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu

Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.

Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.

4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi

Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên  nhóm lỗi đã học.

Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

3
5 tháng 1 2018

Cảm ơn bạn nhiều nhé! 

29 tháng 3 2021

Thank you....

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp

4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.

1. Tận dụng tối đa thời gian

Với bài thi trắc nghiệm, bạn không  có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy  hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.

2. Cách xử lý những câu không chắc chắn

Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.

Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.

3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu

Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.

Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.

4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi

Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên  nhóm lỗi đã học.

Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

5
5 tháng 2 2018

Cảm ơn bạn nha ! Mình chuẩn bị thi rồi ! Nhờ bạn mà mình tự tin hơn cảm ơn bạn nhiều nhé !, em là sky dễ thương !!!

Chúc bạn học giỏi ! > < 

Tặng bạn số ảnh này !

                 

Bye , kết bạn nhé !!!!!!!!!!!!!!!!

3 tháng 1 2018

cám ơn bạn nhiều nha, chúc bn thi tốt

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 2) ] |-----------------------------------------------------------------------------|#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS(1) Phần số học + Số nguyên tố, phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Ở cấp THCS ta cần nắm và hiểu rõ về số nguyên...
Đọc tiếp

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 2) ] 

|-----------------------------------------------------------------------------|

loading...

#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS

(1) Phần số học 

+ Số nguyên tố, phân tích một số ra thừa số nguyên tố 

- Ở cấp THCS ta cần nắm và hiểu rõ về số nguyên tố 

Số nguyên tố là số tự nhiên khác 1 và chia hết cho 1 và chia hết cho chính nó 

VD: \(3,5,7,11,13,17,19,23,29,...\) 

- Cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố 

Bước 1: Nhìn sơ quát số và nhẩm xem số đó chia hết cho 2,3,5 hay 7 không 

Bước 2: Xét thương nếu thương không phải số nguyên tố thì tiếp tục phân tích 

Bước 3: Tiếp tục phân tích thương dần đến kết quả cuối cùng là 1 số nguyên tố 

VD: Phân tích số 35 

Ta có: 35 = 7 x 5 

+ Ước, bội, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

- Tập hợp các số mà số đó chia hết được gọi là ước 

Được kí hiệu là Ư(x) 

- Tập hợp các số chia hết cho số đó được gọi là bội 

Được kí hiệu là B(x) 

VD: Ư(10)\(=\left\{1;2;5;10\right\}\) 

       \(B\left(10\right)=\left\{0;10;20;30;40;50;...\right\}\) 

- Ước chung là tập hợp ước của số này mà cũng là ước của số kia 

Được kí hiệu là: ƯC(x;y) 

- Bội chung là tập hợp bội của số này mà cũng là bội của số kia 

Được kí hiệu là BC(x;y) 

VD: \(Ư\left(12\right)=\left\{1;2;3;4;6;12\right\}\)

       \(Ư\left(15\right)=\left\{1;3;5;15\right\}\)

\(\RightarrowƯC\left(12;15\right)=\left\{1;3\right\}\)

       \(B\left(9\right)=\left\{0;9;18;27;36;54;...\right\}\)

       \(B\left(3\right)=\left\{0;3;6;9;12;15;18;21;24;27;...\right\}\)

\(\Rightarrow BC\left(9;3\right)=\left\{0;9;18;27;..\right\}\)

- Ước chung lớn nhất là ước của số này cũng là ước của số kia nhưng đó là ước chung lớn nhất 

Được kí hiệu là: ƯCLN

- Bội nhung nhỏ nhất là bội của số này cũng là bội của số kia nhưng đó là bội chung nhỏ nhất 

Được kí hiệu là: BCNN 

+ Số hữu tỉ, vô tỉ, số thập phân hữu hạn, vô hạng tuần hoàn, giá trị tuyệt đối

- Số hữu tỉ được biểu diễn dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left(a,b\in Z;b\ne0\right)\) 

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là tập hợp Q 

- Số thập phân hữu hạn là số hữu tỉ tối giản không có ước nguyên tố khác 2 và 5 

VD: \(\dfrac{1}{5};\dfrac{2}{5};\dfrac{5}{2};...\)

- Số thập phân vô hạn tuần hoàn là số hữu tỉ có ước nguyên tố khác 2,5 

VD: \(\dfrac{3}{7};\dfrac{1}{6};\dfrac{1}{9};\dfrac{5}{7};...\)

- Cách công trừ nhân chia các số hữu tỉ:

Cộng số hữu tỉ:

\(\dfrac{a}{m}+\dfrac{b}{m}=\dfrac{a+b}{m}\)

Trừ số hữu tỉ:

\(\dfrac{a}{m}-\dfrac{b}{m}=\dfrac{a-b}{m}\)

Nhân số hữu tỉ:

\(\dfrac{a}{n}\cdot\dfrac{b}{m}=\dfrac{a\cdot b}{m\cdot n}\)

Chia số hũu tỉ:

\(\dfrac{a}{n}:\dfrac{b}{m}=\dfrac{a}{n}\cdot\dfrac{m}{b}=\dfrac{a\cdot m}{n\cdot b}\)

- Tính giá trị tuyệt đối của 1 số hữu tỉ: 

\(\left\{{}\begin{matrix}khi:x\ge0\Rightarrow\left|x\right|=x\\khi:x< 0\Rightarrow\left|x\right|=-x\end{matrix}\right.\)

VD: \(\left|-5\right|=-\left(-5\right)=5\left(-5< 0\right)\) 

       \(\left|2\right|=2\left(2>0\right)\)

(2) Phần hình học 

+ Một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song, hai góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía

Lúc này ta có: \(A//C\) và \(F\) cắt \(A,C\)

Khi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song sẽ tạp ra các cặp góc: so le trong, đồng vị, trong cùng phía 

Khai niệm:

Hai góc đồng vị là 2 góc có cùng vị trí trong hai đường thẳng song song bị cắt bởi 1 đường thẳng 

- Hai góc đồng vị có cùng số đo với nhau 

VD: hai góc đồng vị trong hình: 

\(\left(\widehat{A_1};\widehat{B_1}\right);\left(\widehat{A_2};\widehat{B_2}\right);\left(\widehat{A_3};\widehat{B_3}\right);\left(\widehat{A_4};\widehat{B_4}\right)\)

Hai góc so le trong là so le với nhau trong hai đường thẳng song song bị cắt bởi 1 đường thẳng 

- Hai góc so le trong có cùng số đo với nhau  

VD: hai góc so le trong ở trong hình: \(\left(\widehat{A_3};\widehat{B_2}\right);\left(\widehat{A_4};\widehat{B_1}\right)\)

Hai góc trong cùng phía là hai góc này bên trong 2 đường thẳng và cùng 1 phía trong hai đường thẳng song song bị cắt bởi 1 đường thẳng  

- Hai góc trong cùng phía có tổng số đo là 180o  

VD: hai góc trong cùng phía trong hình là: 

\(\left(\widehat{A_3};\widehat{B_1}\right);\left(\widehat{A};\widehat{B_2}\right)\)

+ Diện tích hình chữ nhật hình vuông, hình tam giác, hình thang; hình bình hành; hình thoi,....

Với: 

\(a\): cạnh đáy (chiều dài) 

\(b\) :cạnh đáy lớn (chiều rộng) 

\(h\): là chiều cao 

\(d\): là đường chéo 

- Diện tích hình chữ nhật:

\(S=a\times b\)

- Diện tích hình vuông:

\(S=a\times a=a^2\)

- Diện tích hình tam giác:

\(S=\dfrac{1}{2}\times a\times h\)

- Diện tích hình thang:

\(S=\dfrac{a+b}{2}\times h\)

- Diện tích hình bình hành:

\(S=a\times h\)

- Diện tích hình thôi:

\(S=\dfrac{d_1\times d_2}{2}\)  

+ Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương 

Với:

\(a\): cạnh (chiều rộng) 

\(b\): chiều dài 

\(h\): chiều cao 

- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:
\(S_{xq}=\left(a+b\right)\times2\times h\)

- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật:

\(S_{tp}=S_{xq}+S_đ\times2=\left(a+b\right)\times2\times h+a\times b\times2\)

- Thể tích hình hộp chữ nhật:

\(V=a\times b\times h\)

- Diện tích xung quanh hình lập phương: 

\(S_{xq}=\left(a+a\right)\times2\times a=4a^2\)

- Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 

\(S_{tp}=S_{xq}+S_đ\times2=4a^2+2a^2=6a^2\)

- Thể tích hình lập phương là:

\(V=a\times a\times a=a^3\)

__________________________________________

*Cách học môn toán không bị nhàm chán và thú vi cần biết các tips sau: *  

- Không được học liên tiếp 2 - 3 giờ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không hiệu quả

- Để không bị mất gốc thì nên học toàn chú trọng vào các ý chính (VD: ghi nhớ, các điều mà thầy cô lưu ý học) 

- Không cần thuộc lòng quan trọng là biết vận dụng vào bài toán 

- Cần lưu ý các kiến thức toán cở cấp độ của mình (tiểu học, THCS, THPT) 

- Phối hợp việc học toán và việc giải trí tránh bị nhàm chán mất tinh thần

- ....

Các bạn hay anh chị có các tips học toán thú vị hơn mong anh chị bình luận ở đây nhé (trân trọng) 

(* Nếu trong part 1 này có gì thiếu sót thì mong các anh chị và các bạn góp ý với mình nhé mình sẽ cải thiện điều đó trong các part tới ạ *)     

12
6 tháng 9 2023

Xịn quá à=)

6 tháng 9 2023

Uii, toàn mấy phần iemm đang cần luôn nè  :>>

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 3) ] |-----------------------------------------------------------------------------|#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS (1) Phần số học: + Các tính chất cơ bản giao hoán, kết hợp - Tính chất giao hoán được biểu hiện trong phép cộng và...
Đọc tiếp

[ Tổng hợp kiến thức Toán Học dành cho HỌC SINH THCS (Part 3) ] 

|-----------------------------------------------------------------------------|

loading...

#Lưu ý: Khi đọc các mục dưới đây chỉ có thể giúp các bạn cải thiện kiến thức môn Toán của mình và không bị "Mất gốc" trong môn Toán ở cấp độ THCS 

(1) Phần số học: 

+ Các tính chất cơ bản giao hoán, kết hợp 

- Tính chất giao hoán được biểu hiện trong phép cộng và nhân 

CT: \(a+b+c=a+c+b\) 

       \(a\cdot b\cdot c=a\cdot c\cdot b\) 

Tính chất này khá quen ở cấp tiểu học và rất quan trọng ở cấp THCS 

- Tính chất kết hợp được biểu hiện ở trong phép cộng và nhân 

CT: \(a+b+c=\left(a+c\right)+b\)

      \(a\cdot b\cdot c=\left(a\cdot c\right)\cdot b\)

Tương tự giao hoán tính chất này rất quan trong để làm các dạng bài tập như:

VD: \(3,12+6+0,88=\left(3,12+0,88\right)+6=4+6=10\) 

+ Dấu hiệu chia hết cho các số từ 1 - 10 

- Tất cả các số chia hết cho 1 

- Chia hết cho 2:      

Các số chia hết cho 2 có các chữ số cuối cùng là 0, 2, 4, 6, 8 

VD: 12, 56, 96, ... 

- Chia hết cho 3: 

Dấu hiệu của một số chia hết cho 3 là tổng các chữ số đó sẽ chia hết cho 3:

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 3 khi \(a+b+c+d\) chia hết cho 3

VD: \(3210\) chia hết cho 3 vì \(3+2+1+0=6\) ⋮ 3 

- Chia hết cho 4:

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 4 khi 2 chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 4 đều này bắt buộc các bạn phải nhớ được các số chia hết cho 4 từ 0 - 99 

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 4 khi \(\overline{cd}\) chia hết cho 4 

VD: \(3456\) chia hết cho 4 khi 56 chia hết cho 4  

- Chia hết cho 5:

Dấu hiệu chia hết cho 5 là các số có chữ số cuối cùng là 5 hoặc 0

- Chia hết cho 6: 

Dấu hiệu của một số chia hết cho 6 là số đó vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 

VD: 1230 chia hết cho 6 vì 1230 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho  3

- Chia hết cho 7: 

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 7 là lấy 5 nhân cho chữ số tận cùng rồi cộng cho phần còn lại của số đó nếu chia hết cho 7 thì số đó chia hết cho 7 

CT: \(\overline{abcd}\)chia hết cho 7 khi \(5\cdot d+\overline{abc}\) ⋮ 7

VD: 182 chia hết cho 7 vì \(5\cdot2+18=28\) ⋮ 7 

- Chia hết cho 8 

Dấu hiệu 1 số chia hết cho 8 khi 3 chữ số cuối của số đó chia hết cho 8

VD: 1264 chia hết cho 8 khi 3 chữ số cuối của nó chia hết cho 8 

- Chia hết cho 9

Dấu hiệu của 1 số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó tạo thành 1 số chia hết cho 4

CT: \(\overline{abcd}\) chia hết cho 8 khi \(a+b+c+d\) ⋮ 9

VD: 36 chia hết cho 9 vì 3 + 6 chia hết cho 9 

- Chia hết cho 10 

Dấu hiệu chia hết cho 10 là chữ số tận cùng của số đó là số 0 

VD: 120 chia hết cho 10 vì có chữ số tận cùng là số 0 

+ Quy tắc dấu của các phép cộng trừ nhân chia các số nguyên 

- Phép cộng: 

\(a+b=a+b\)

\(\left(-a\right)+\left(-b\right)=-\left(a+b\right)\)

\(a+\left(-b\right)=a-b\)

\(-a+b=b-a\)

- Phép trừ:

\(a-b=a-b\)

\(-a-b=-\left(a+b\right)\)

\(a-\left(-b\right)=a+b\)

- Phép nhân:

\(a\cdot b=a\cdot b\)

\(-a\cdot-b=a\cdot b\)

\(a\cdot-b=-\left(a\cdot b\right)\)

\(-a\cdot b=-\left(a\cdot b\right)\)

- Phép chia:

\(a:b=a:b\)

\(-a:-b=a:b\)

\(-a:b=-\left(a:b\right)\)

\(a:-b=-\left(a:b\right)\)

Lưu ý: Khi mở/ đóng ngoặc nếu trước dấu ngoặc đó là dấu + thì dữ nguyên nếu trước dấu ngoặc đó là dấu - thì đổi dấu tất cả hạng tử của phép tính đó:

VD: \(-\left(a-b-c\right)=-a+b+c\)

+ Tính chất dãy tỉ số bằng nhau 

Ta có tính chất này:

Nếu: \(\dfrac{a}{m}=\dfrac{b}{n}\) (với m,n là số nguyên ≠ biến) và biết \(a\pm b=?\) thì ta có thể tìm được a,b như sau:

VD: \(\dfrac{a}{2}=\dfrac{b}{3}=\dfrac{a+b}{2+3}=\dfrac{5}{5}=1\) (biết \(a+b=5\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=2\cdot1=2\\b=3\cdot1=3\end{matrix}\right.\)

Công thức tổng quát: \(\dfrac{a_1}{m_1}=\dfrac{a_2}{m_2}=\dfrac{a_3}{m_3}=...=\dfrac{a_n}{m_n}=\dfrac{a_1+a_2+...+a_n}{m_1+m_2+...+m_n}\)

(2) Phần hình học 

+ Các trường hợp bằng nhau của tam giác 

- Trường hợp 1:

Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì 2 tam giác này bằng nhau

Xét ΔABC và ΔDEF ta có:

\(AB=DE\left(gt\right)\)

\(AC=DF\left(gt\right)\)

\(BC=EF\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(c.c.c\right)\) 

- Trường hợp 2: 

Nếu 2 cạnh của tam giác này bằng 2 cạnh của tam giác kia và 1 góc nằm giữa 2 cạnh này của tam giác này bằng góc nằm giữa 2 cạnh này của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau 

Xét ΔABC và ΔDEF ta có: 

\(AB=DE\left(gt\right)\) 

\(AC=DF\left(gt\right)\)

\(\widehat{A}=\widehat{D}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(c.g.c\right)\)

- Trường hợp 3: 

Nếu 1 cạnh của tam giác này bằng 1 cạnh của tam giác kia và 2 góc kề cạnh này của tam giác này bằng 2 góc kề cạnh này của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau

Xét ΔABC và ΔDEF ta có:

\(\widehat{A}=\widehat{D}\left(gt\right)\)

\(AB=DE\left(gt\right)\)

\(\widehat{B}=\widehat{E}\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow\text{Δ}ABC=\text{Δ}DEF\left(g.c.g\right)\)

+ Định lý Py-ta-go thuận và đảo

- Theo định lý Py-ta-go thì trong 1 tam giác vuông thì tổng bình phương của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền (nhận biết cạnh huyền: cạnh đối diện với góc vuông thì cạnh đó là cạnh huyền

Theo ĐL Py-ta-go trong tam giác vuông: \(a^2+b^2=c^2\) (1) (a,b là cạnh góc vuông, c là cạnh huyền) 

Từ công thức thên ta có thể tính được toàn bộ các cạnh của tam giác vuông khi biết 2 cạnh còn lại 

Từ (1) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}c=\sqrt{a^2+b^2}\\a=\sqrt{c^2-b^2}\\b=\sqrt{c^2-a^2}\end{matrix}\right.\) 

- Định lý Py-ta-go đảo được dựa trên định lý Py-ta-go thuận nên nếu trong 1 tam giác bình phương của cạnh này bằng tổng bình phương của 2 cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông (góc đối diện với cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh kia chính là góc vuông) 

Theo định lý Py-ta-go đảo: \(c^2=a^2+b^2\Rightarrow\text{Δ}\) đó vuông     

VD: Cho tam giác ABC vuông tại A và AB=3(cm), AC=4(cm). Tính BC

Xét ΔABC vuông tại A áp dụng định lý Py-ta-go ta có:

\(BC^2=AC^2+AB^2\)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}\)

\(\Rightarrow BC=\sqrt{3^2+4^2}=\sqrt{25}=5\left(cm\right)\) 

+ Bộ 3 độ dài cạnh của tam giác

Để xác định được bộ 3 độ dài cạnh của tam giác thì ta có nhận xét sau: 

\(\left\{{}\begin{matrix}a+b>c\\a+c>b\\b+c>a\end{matrix}\right.\Rightarrow a,b,c\) là bộ 3 độ dài cạnh của tam giác 

VD: cho tam giác ABC có: AB = 1(cm), AC=1,5(cm), BC=5(cm) 

Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}AB+AC< BC\left(1+1,5< 5\right)\\BC+AB>AC\left(1+5>15\right)\\BC+AC>AB\left(5+1,5>1\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy bộ 3 độ dài của của tam giác ABC là không đúng 

________________________________________

*Cách học môn toán không bị nhàm chán và thú vi cần biết các tips sau: *  

- Không được học liên tiếp 2 - 3 giờ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không hiệu quả

- Để không bị mất gốc thì nên học toàn chú trọng vào các ý chính (VD: ghi nhớ, các điều mà thầy cô lưu ý học) 

- Không cần thuộc lòng quan trọng là biết vận dụng vào bài toán 

- Cần lưu ý các kiến thức toán cở cấp độ của mình (tiểu học, THCS, THPT) 

- Phối hợp việc học toán và việc giải trí tránh bị nhàm chán mất tinh thần

- Sử dụng sơ đồ tư duy, takennotes, ...

- Lại đi làm lại nhiều lần dạng bài còn yếu

- Ôn lại nhiều lần các kiến thức, khái niệm, công thức... 

- Sử dụng nhiều kĩ thuật nhớ lâu, nhanh 

Các bạn hay anh chị có các tips học toán thú vị hơn mong anh chị bình luận ở đây nhé (trân trọng) 

(* Nếu trong part 3 này có gì thiếu sót thì mong các anh chị và các bạn góp ý với mình nhé mình sẽ cải thiện điều đó trong các part tới ạ *)  

 

7
17 tháng 9 2023

Cảm ơn bạn nhá !

17 tháng 9 2023

Cảm ơn bạn nhé !