viết đoạn văn về chủ đề thầy cô trong đó có sử dụng 2 câu trạng ngử
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Em bước đi trên con đường đất đỏ nơi Quảng Ngãi quê em. Những cơn gió mát rượi thổi qua, làm phất phơ cánh diều trước gió. Trước lũy tre làng, mấy bác nông dân đang tựa lưng ngồi nghỉ, trên tay cầm chén trà nhâm nhi. Trời đã xế chiều, mọi người từ trên những cánh đồng cũng đã rải chân về ngôi nhà của mình. Lúc đầu chỉ có 1, 2 người. Rồi sau đó là 5, 6 người. Đi thành từng hàng. Nói chuyện vui vẻ với nhau. Nhanh quá! Một ngày làm việc đã lại kết thúc, và một ngày mới lại sắp bắt đầu ở nơi làng quê êm ấm quê em.
Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng, ngôi trường với biển tên:" Trường THCS ..........." lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,… Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Và một trong số những thầy cô mà tôi kính trọng thì có lẽ cô Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp em là người em yêu quý nhất. Cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ.Ở đó em còn có các bạn bè luôn giúp đỡ em . Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.
Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời của các thi sĩ văn nhân. Có thể gọi đấy là mối lương duyên suốt đời mà ông tơ bà nguyệt đã dành cho họ. Trong cảm quan của người nghệ sĩ, trăng không đơn thuần là nguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo. Ở đó, nó đã trở thành một âm hưởng đa thanh xoáy sâu vào tâm hồn có sức ám ảnh, khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về chiến tranh và hòa bình, hạnh phúc và khổ đau, quê hương và gia đình, tình yêu và thân phận con người... Mặt khác, trăng - với lí tính khách quan của nó - là mang đến ánh sáng mát mẻ huyền diệu cho con người và cuộc đời trong đêm đen, khi bước vào địa hạt thơ ca đã trở thành một hình tượng nghệ thuật thực sự, được miêu tả khá độc đáo và sắc nét. Ở đây, nó đã được các nhà thơ vận dụng trong trường liên tưởng một cách tinh tế, sáng tạo. Có thể đấy là tuổi xuân, hạnh phúc, là vẻ đẹp, niềm vui, là nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng, đôi khi là một người bạn, người tình yêu dấu... Có thể nói, trăng hiện lên qua cái nhìn của những người phụ nữ đa tài, đa tình và cũng lắm đa truân này không có cái lãng mạn, thơ thới, ấm áp giao hòa mà lúc nào cũng vàng rười rượi, cũng "lạnh lẽo buốt xương da", cũng u ám hắt hiu và lắng đượm vẻ buồn - bởi ngoại cảnh đã là tâm cảnh. Trăng gợi nhớ hạnh phúc, niềm vui ở họ dẫu có cũng chỉ thảng hoặc thoáng qua trong giây lát, không làm vơi đi vết thương lòng mà càng khắc sâu thêm nỗi tủi hổ bẽ bàng của phận hẩm duyên ôi. Xét đến cùng, lịch sử văn học của một dân tộc chính là lịch sử văn hóa, tâm hồn của dân tộc ấy. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, qua hình tượng trăng, ta thấy được bước tiến dài của văn hóa Việt, tâm hồn Việt từ "thần bản" của thuở nguyên sơ đến "nhân bản" của ngày hôm nay
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức..
Dòng sông vẫn cứ êm trôi.. tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.. bao nhiêu người khách đã sang sông ? bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi..
Xin dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa, nhìn lại thầy, nhìn lại chính bản thân mình. Và gởi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
=> Có rất nhiều nhưng mình chỉ tìm 1 từ thôi!!!!
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lời nhận xét của Bác rất khả quan và chính xác về phẩm chất của người dân Việt.
Những trang sử vàng là minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ xưa, nhiều vị anh hùng đã hi sinh tính mạng để đổi lấy sự hòa bình, độc lập cho đất nước. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân ta đều sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước đã tạo nên phẩm chất của một vị anh hùng trong người họ và cho họ thêm sức mạnh để đánh tan kẻ thù. Chắc người Việt chúng ta ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:
Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.
Ở những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, ngoài các chiến sĩ đã hi sinh xương máu thì còn có các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để chống giặc.
Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
mọi người giúp tui nhanh vs ạ
Tham khảo:
Quê em là một ngôi làng ở miền Tây sông nước. Giữa những mái nhà là các con kênh, rạch, sông nước đan xen nhau. Dọc bờ sông, bờ ao là những cây dừa cao lớn, tán lá rộng mở với những chùm quả lung lay lung lay. Bà con ở nơi đây ai cũng chân chất, thật thà. Điều đặc biệt, là ai cũng biết bổ dừa, làm mứt dừa, ai cũng hay các món ngon từ những đặc sản của sông của nước như tôm, cua, cá, ốc. Ngoài ra, cũng như bao vùng nông thôn khác, quê em cũng có ruộng lúa rộng mênh mông, mỏi cánh cò bay. Vẻ đẹp bình dị, mộc mạc ấy khiến bao người con dù đi xa đến chốn phồn hoa đô hội cũng vẫn luôn không ngừng khắc khoải nhớ về.
Trạng ngữ: giữa những mái nhà, dọc bờ sông bờ ao