K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

1)

- Đoạn văn kể theo cách tự sự, điểm nhìn trần thuật rơi vào nhân vật Phương Định - nhân vật chính.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là tự sự.

2)

- Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm là "Còn mắt tôi".

- Tác dụng của khởi ngữ trên là: (mình triển khai ý cho bạn nhé)

+ bổ sung cho lời nói của các anh chiến sĩ lái xe và làm câu văn giàu ý nghĩa hơn

+ nhấn mạnh và làm nổi bật cái nhìn xa xăm từ đôi mắt Phương Định và đôi mắt sâu của cô

+ cho thấy rằng mặc cho phải sống và chiến đấu trên trọng điểm của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa và gian khổ, hiểm nguy, gần kề cái chết, Phương Định vẫn có những ước mơ và khao khát, hoài bão, suy nghĩ "xa xăm" về tương lai cũng như thực tại

+ Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ sự yêu đời, lạc quan và vô tư, hồn nhiên của Phương Định, thứ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp phẩm chất không phai mờ nơi thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

3)

Qua đoạn văn, em thấy được nét đẹp vô tư, trong sáng, hồn nhiên, nữ tính đầy kiêu hãnh nơi nhân vật Phương Định:

- Về hình thức bên ngoài, Phương Định tự hào nhận mình là "một cô gái khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Phương Định cũng vô cùng kiêu hãnh với đôi mắt, cửa sổ tâm hồn sâu rộng của mình, "thích ngắm mắt mình trong gương".

=> Phương Định vô cùng nữ tính, tự tin với những nét duyên dáng của con gái Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cô luôn tự hào về điều đó.

- Phương Định có nét cá tính, tâm lí kiêu ngầm rất nữ tính. Được các anh lái xe khen, cô cũng nghĩ thầm "xa đến đâu mặc kệ", tuy vậy khi ra chiến trường, phải đối mặt với những thử thách, cô vẫn quan tâm, biết nghĩ cho người khác và hơn hết sâu trong tâm vẫn luôn khâm phục những anh chiến sĩ, người đội mũ cối xanh có đính ngôi sao vàng.

- Dẫu cho phải sống và chiến đấu nơi cao điểm của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất, cô vẫn mang những nét nữ tính, trong sáng và mơ mộng riêng của bản thân. Chiến trường đầy hiểm nguy, gian khổ và đau đớn đã tôi luyện nét đẹp nữ tính, mơ mộng, trong sáng ấy của cô gái thành niềm kiêu hãnh để tiến lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng quân địch.

=> Qua nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cũng như ngoại hình nhân vật Phương Định, người là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc năm xưa.

21 tháng 2 2017

Khởi ngữ câu C

Vì tiếp tục nhắc tới đề tài: bím tóc, mắt, tai, điều này sẽ tạo nên tính liền mạch cho đoạn văn.

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.          - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy,...
Đọc tiếp

Bài 7: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

          “Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:          - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.            - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

          - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

A. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

B. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

C. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối “Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…”

D. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

0
Bài 5: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:                 Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi Sọ Dừa rất tử tế.                 Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo con. Cô lấy làm lạ, rón rén...
Đọc tiếp

Bài 5: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

                 Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi Sọ Dừa rất tử tế.

                 Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo con. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

a. Chỉ ra từ ghép và từ láy trong đoạn văn trên.        

b. Đặt một câu với từ ghép, một câu với từ láy trong đoạn văn

1
29 tháng 1 2022

a/từ ghép: hắt hủi 

từ láy: rón rén

b Đặt câu:

- Cậu ấy bị hắt hủi

- Tôi rón rén đi lên phòng để không làm phiền giấc ngủ của ai

29 tháng 1 2022

làm lạ nx

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

 “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:

- Cái gì thế ?

Bác lái xe xướng to:

- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.

Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:

- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”

                                                                                            (Ngữ văn 9, tập I)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?  Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"?

 Câu 2:a)Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? 

b)Cho các từ địa phương sau : Má, heo, trái khóm, chi. Hãy chuyển thành từ toàn dân tương ứng.

0