K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2019

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949). 
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu 
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.
Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng…

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

23 tháng 3 2019

Bạn tra mạng sẽ có ngay !!!

nói thật !!!

29 tháng 3 2021

đây là 1 đoạn để tham khảo nhé

Có thể nói hình ảnh những tấm gương thiếu nhi anh dũng trong chiến tranh như Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám đã đem lại cho em lòng biết ơn và cảm phục sâu sắc. Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám và rất nhiều những bạn nhỏ khác đã dũng cảm tham gia kháng chiến với lòng yêu quê hương, đất nước. Dẫu phải đối mặt với hiểm nguy, gian khổ nhưng các bạn vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thích công việc cách mạng. Các bạn ấy đã hi sinh cho đất nước được độc lập, các bạn ấy xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi. Chính bởi vậy, hình ảnh các bạn luôn sống mãi trong trái tim nhân dân. Hình ảnh các bạn nhắn nhủ tới thiếu nhi Việt Nam ngày hôm nay: Cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể góp công bảo vệ và xây dựng đất nước…

11 tháng 3 2017

hình ảnh chú bé liên lạc trong bài gợi cho ta:

+ thời chiến tranh trẻ em cũng đóng một vai trò quan trọng như đưa thư (như trong bài là ''thư thượng khẩn '')

+Sự hy sinh của Lượm ( trong một hôm như bao hôm nào ) chứng minh cho ta thấy đã có nhiều thiếu nhi hy sinh trong các cuộc kháng chiến.

+Thời ấy, thiếu nhi còn rất ngây thơ chưa biết công việc ấy là công việc nguy hiểm

hihiHỒNG

11 tháng 3 2017

từ đó ,chúng ta không nên phụ lòng các thiếu nhi nhỏ tuổi đã hy sinh .

hihiHỒNG

1.

- Đoạn thơ trên được trích trong văn bản " Lượm " của Tố Hữu .

- Bài thơ Lượm được sáng tác năm 1949 .

26 tháng 2 2020

cảm ơn bạn

câu 1: Trong bài thơ, tác giả dùng những từ ngữ : cháu, cháu bé, chú đồng chí nhỏ để gọi Lượm. Hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của mỗi cách gọi. câu 2: Vì sao biết chắc rằng Lượm đã hi sinh nhưng tác giả vẫn đặt câu hỏi: Lượm ơi còn không? câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong bài thơ . Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 phép so sánh.(gạch chân chú thích) câu...
Đọc tiếp

câu 1: Trong bài thơ, tác giả dùng những từ ngữ : cháu, cháu bé, chú đồng chí nhỏ để gọi Lượm. Hãy cho biết ý nghĩa và tác dụng của mỗi cách gọi.

câu 2: Vì sao biết chắc rằng Lượm đã hi sinh nhưng tác giả vẫn đặt câu hỏi: Lượm ơi còn không?

câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong bài thơ . Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 phép so sánh.(gạch chân chú thích)

câu 4: Hình ảnh nhân vật chú bé Lượm trong bài thơ cùng với những tấm gương thiếu nhi anh dũng như Kim Đồng, Lê Văn Tám gợi cho em những suy nghĩ gì về thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh? Từ đó, em muốn nhắn nhủ điền gì với các bạn nhỏ của nước ta trong thời kì hòa bình và phát triển hiện nay?

0