K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

1, Cậu / la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

CN                                               VN

2, La cà : có nghĩa là đi hết chỗ này rồi đến chỗ khác, đi không có mục đích rõ ràng.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.             Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ...
Đọc tiếp


Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Sự tích cây vú sữa

 Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

 Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

             Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

              Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.

 Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

 (Sự tích cây vú sữa, SGK Tiếng Việt 2 tập 1.trang 96)

 

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?

Câu 3. Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
Câu 4.Theo anh/chị, hình ảnh cây vú sữa tượng trưng cho điều gì?

1
8 tháng 5

Giúp mình 

 

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại đẹp như thuở còn sung túc?”

(Ngữ văn 8 – tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả là ai?

b. Nêu xuất xứ đoạn trích? Văn bản này được viết theo thể loại nào?

c. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của văn bản? Đoạn trích có mấy nhân vật chính?

d. Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn?

đ. Chỉ ra các từ tượng hình và phân tích tác dụng của chúng trong đoạn trích

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.

Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.

Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.

Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.

                                                                                                (Sưu tầm)

 viết 1 bài luận trình bày suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ câu: "Một năm sau mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. "

0
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ời,Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thu,Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 5):

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ - Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)

Câu 1 (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Tác giả đã sử dụng kiểu vần bằng hay vần trắc ?                                                  

Câu 2 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3 (0.5 điểm). Nội dung chính của bài thơ là gì ?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:  

0
Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

18 tháng 2 2021

Câu 5 Ý kiến đó cũng có mặt đúng

-Tiếng nói trái tim của ng lđ

- Thể hiện sâu sắc nh tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta

Bổ sung thêm 1 số ý kiến:

-Kinh nghiệm quý báu của ông cha ta 

-Thể hiện lòng thương cảm cho nhiều hoàn cảnh khổ cực, bị bóc lột

-Phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người trong xh.

...

Dựa vào những ý đó mà vt quan điểm của mk

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

28 tháng 12 2021

mẹ + cậu

28 tháng 12 2021

Xác định cấu tạo nựa ạ 

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:Thương người như thể thương thâna. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểuđạt chính là gì?b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

Thương người như thể thương thân

a. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểu
đạt chính là gì?
b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.
d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận sâu sắc của em về câu tục
ngữ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu rút gọn.
e. Tìm 1 số câu tục ngữ có cùng nội dung với câu tục ngữ trên.
Câu 2.
a. Hãy giải thích, sau đó tìm từ 5 đến 8 dẫn chứng để làm rõ câu nói của Bác:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

b. Trình bày những hiểu biết, suy nghĩ và đánh giá về mỗi dẫn chứng em đã nêu, .
c. Sắp xếp phần đã trình bày ở ý b. theo logic, sau đó viết thành đoạn văn tổng –
phân - hợp. (Có thể làm gộp 2 yêu cầu này).

1
11 tháng 4 2020

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách