viết đoạn văn trình bày ý kiến của e về lối học hình thức,học đối phó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
...................................
bạn có viết thừa chữ "không" không thế?
Có ý kiến cho rằng " Học tập là điều không cần thiết " . Vậy xin hỏi những người thành công là từ đâu mà ra? Phải chăng họ vốn dĩ là thần đồng, không cần đến trường, không cần kiến thức, không cần chữ nghĩa, cứ thế mà mở doanh nghiệp rồi thành công? Xin hỏi những người làm buôn bán như bất động sản, sản phẩm xuyên quốc gia như xe máy, mĩ phẩm... họ làm gì để bán được sản phẩm khi mà họ không biết chữ nghĩa để kí vào hợp đồng? Phải chăng cứ nhìn thấy tờ giấy là kí mà không cần phải đọc? Vâng, tôi xin phép trả lời là không phải. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ kiến thức, đúng là đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần kiến thức! Bởi vì sao? Thử nghĩ đơn giản một ví dụ nhé: bây giờ đi ra chợ mua cam, người bán hàng nói 20k/kg, bạn mua 5,5kg, nếu không biết tính toán thì bạn tự tính tiền thế nào? Hay một ví dụ sâu xa hơn, bạn mở một doanh nghiệp với một cái đầu trống rỗng, không chút kiến thức, không chút hiểu biết chuyên ngành, đối tác muốn hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn, đưa cho bạn một tờ giấy để kí và nói là hợp đồng, bạn làm sao có thể kí khi mà bạn không đi học và không biết chữ? Chẳng lẽ cứ kí còn hậu quả tương lai sau này ra sao thì mặc kệ? Ngay từ khi giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi giặc dốt, giặc đói bởi Bác hiểu rõ rằng mù chữ chính là loại giặc giết chết cả dân tộc. Vậy mà vì cớ gì lại nói học tập là điều không cần thiết? Có ạ, nó rất cần thiết, phải đi học, phải có kiến thức mới có thể phát triển bản thân, xây dựng cho chính mình tương lai tươi sáng, không chỉ vậy còn góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn bởi "tri thức là sức mạnh", một đất nước sẽ ngày càng văn minh khi người dân của họ văn minh, và để đạt được điều đó thì phải có kiến thức, biết phân định phải trái đúng sai thì mới có thể văn minh. Tương lai của bạn phụ thuộc vào kiến thức bạn có, bạn muốn lao động chân tay vất vả hay ngồi phòng điều hòa nhàn nhã đều do bạn lựa chọn học hay không. Vì vậy, đừng bao giờ có suy nghĩ học tập không cần thiết, thử bỏ học đi làm bạn sẽ thấy, không có kiến thức là chết cả tương lai!
viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của mình về phương pháp học tập, nghiên cứu
Giúp mình với ;-;
Em tham khảo !
Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.
Cre: Quang Nhân CTV
Cậu tham khảo:
Theo em , lối học " đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi " là ko phù hợp trong xã hội đg phát triển như nước ta . Bởi vì , đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và cần rất nhiều những danh tài . Và những danh tài này phải thật sự thông minh và có trí thức chứ ko phải kiểu học xuông và học theo trào lưu. Khi học theo hình thức " hòng cầu danh lợi " sẽ có rất nhiều tác hại cho bạn thân . Ví dụ như lối học này sẽ khiến chúng ta nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kị làm cho xã hội kém văn minh . Vì vậy , khi học ta phải biết cách học đúng đắn và tránh trường hợp học theo kiểu " hòng cầu danh lợi "
Tham khảo:
Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó
Em tham khảo bài ở đây:
Em hiểu như thế nào là " học hình thức " ? Ngày nay người ta còn " đua nhau học hình thức hòng cầu danh lợi" nữa không? Em hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đo
bạn có thể tham khảo tại đây link : https://hoc24.vn/cau-hoi/hien-nay-viec-1-so-nguoi-dua-nhau-loi-hoc-hinh-thuc-hong-cau-danh-loi-vay-theo-em-loi-hoc-do-co-phu-hop-cho-xa-hoi-dang-phat-trien-nhu-nuoc-ta-hay.219077935372
Tham khảo:
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín, trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tí kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí, khi mà. Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa, mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết, bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
Tham khảo:
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín, trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tí kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí, khi mà. Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa, mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết, bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.