phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi vs hành giúp mik nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành"
Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa được xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở nên ý nghĩa.
Nếu người đi học chỉ biết đến lí thuyết trong sách vở thì chỉ có lí thuyết suông. Phải biết gắn kết kiến thức, lí thuyết trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống thì người đi học mới thông hiểu kiến thức, lí thuyết một cách sâu sắc hơn đồng thời biết đem kiến thức, lí thuyết đó ứng dụng vào nhiều việc làm lợi cho cuộc sống.
Ví dụ một người học vi tính mà chỉ học qua sách vở thì suốt đời cũng không thể sử dụng máy tính và tự mình không thể tìm tòi sáng tạo ra nhiều vấn đề mới trong quá trình sử dụng máy.
Một người học về sinh vật mà chỉ ngồi ở thư viện để đọc sách thì chẳng biết chọn giống, lai giống, ghép cây, chữa bệnh cho cây…
Học sinh Việt Nam đi thi các môn như vật lí, hóa học, tin học… thì rất giỏi về lí thuyết nhưng sang khâu thực hành thì thường thua kém các đội bạn vì khi học, chưa đủ điều kiện để thực hành.
Tóm lại học lí thuyết, học kiến thức sách vở cũng là rất cần thiết, là không thể thiếu được vì đó là cái chìa khóa giúp cho mỗi người bước chân vào lâu đài khoa học kĩ thuật nhưng người đi học còn phải biết gắn kiến thức vào đời sống, luôn thực hiện học đi đôi với hành thì mới thực sự có bản lính để tiến lên một cách vững chắc.
Học là học về lý luận về lý thuyết. Hành là lao động thực tiển từ lý thuyết ấy. Hai điều ấy phải đi đôi với nhau , vì chỉ biết lý luận suông mà không hành thì không có giá trị cụ thể ví dụ như biết lý thuyết về trồng lúa mà không trồng lúa thì cũng không có gạo ăn. Và ngược lại muốn hành mà không học lý thuyết thì không biết làm như thế nào . Vì vậy học phải đi đôi với hành , muốn hành thì phải học.
Bác Hồ từng có lời dạy vô cùng sâu sắc và thấm thía với thế hệ học sinh: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua đó, ta thấy được vai trò quan trọng giữa học và hành. Học là hoạt động nắm bắt kiến thức lí thuyết, hành là hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Bởi vậy khi đã nắm được rõ những kiến thức lí thuyết mà không áp dụng gì vào thực tế thì học chẳng để làm gì, lí thuyết suông ấy sẽ xa rời thực tế. Ngược lại nếu thực hành mà lí thuyết không nắm vững thì sẽ lúng túng, khó khăn, thậm chí là sai lầm. Do đó học và hành là mối quan hệ bổ sung, gắn bó mật thiết với nhau. Khi học đã nắm vững kiến thức thì cần áp dụng lí thuyết đó vào thực tế, như vậy chúng ta sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, Đồng thời, khi thực hành sẽ giúp chúng ta đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân mình, từ đó khắc sâu hơn kiến thức đã học. Vì vậy, học và hành là hai quá trình mà chúng ta không nên xem nhẹ mặt nào.
Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó. Từ xưa tới nay, mối tương quan giữa học và hành được nhiều người quan tâm, bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.
Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.
Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cung cách làm việc ấy không còn phù hợp nữa.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành.
Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế.
Khi nói học đi đôi với hành là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ như hai chân của một con người, thiếu một chân thì con người chẳng thể đứng vững. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc.
Có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành. Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ.
Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.
Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với các ngành nghề, các môn kĩ thuật. Thật đáng tiếc cho những ai chỉ giỏi lí thuyết sách vở mà phải bó tay trước thực tiễn sinh động và phong phú hằng ngày của cuộc sống.
Học đi đôi với hành không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ là một cách học để nắm vững kiến thức mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải học để biết rồi bỏ đó. Rất nhiều học sinh đã được học những lời hay ý đẹp trong trường nhưng khi bước ra đời thì lại có những ngôn từ hành động không đẹp, thậm chí đáng chê trách. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở nên thật sự có ý nghĩa.
Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.
Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lí thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm, cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lí thuyết một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa.
Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn trong đời sống con người.
Quả thực, nếu học mà không có hành thì việc học chưa trọn vẹn. Lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì đó chỉ là lí thuyết suông. Không có hành, người học dường như chỉ nắm lí thuyết một cách máy móc, nửa vời, dẫn đến kết quả là những kiến thức đó sẽ trở nên mơ hồ, không chắc chắn.
Một thực tế đáng buồn là từ trước đến nay, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm lí e ngại, lười hoạt động. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.
Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?
Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.
Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.
Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa cả bố và mẹ
SInh sản hữu tính thì sức sống của cơ thể con co hơn bố mẹ
Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở:
+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái đến phôi phát triển trực tiếp không có nhau thai đến phôi phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non khoongg được nuôi dưỡng đến được nuôi duongex bằng sữa mẹ đến được học tập thích nghi với cuộc sống
- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi. Điệp từ "nhớ"
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
a.Luật pháp:
-Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
b.Quân đội:
-Gồm hai bộ phận cấm quân và quân địa phương
-Thi hành chính sách"ngụ binh ư nông"
-Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng
Sự cần thiết và tác dụng của pháp luật
Muốn giữ được an ninh xã hội thì cần có luật pháp bởi vì nếu không có luật pháp thì xã hội không ổn định ,xã hội không có sự công bằng .Luật pháp là cán cân công bằng xừ phạt những kẻ có tội và bảo vệ những người không có tội.Xã hội càng phát triển đòi hỏi luật pháp càng hoàn chỉnh.
Lần sau viết đề hẳn hỏi nhé
BPTT: ẩn dụ
Tác dụng: Cho thấy lòng kiên trì sẽ làm nên tất cả, sắt mài lâu cũng thành kim
Bác Hồ từng có lời dạy vô cùng sâu sắc và thấm thía với thế hệ học sinh: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua đó, ta thấy được vai trò quan trọng giữa học và hành. Học là hoạt động nắm bắt kiến thức lí thuyết, hành là hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Bởi vậy khi đã nắm được rõ những kiến thức lí thuyết mà không áp dụng gì vào thực tế thì học chẳng để làm gì, lí thuyết suông ấy sẽ xa rời thực tế. Ngược lại nếu thực hành mà lí thuyết không nắm vững thì sẽ lúng túng, khó khăn, thậm chí là sai lầm. Do đó học và hành là mối quan hệ bổ sung, gắn bó mật thiết với nhau. Khi học đã nắm vững kiến thức thì cần áp dụng lí thuyết đó vào thực tế, như vậy chúng ta sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, Đồng thời, khi thực hành sẽ giúp chúng ta đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân mình, từ đó khắc sâu hơn kiến thức đã học. Vì vậy, học và hành là hai quá trình mà chúng ta không nên xem nhẹ mặt nào.
Nếu người đi học chỉ biết đến lí thuyết trong sách vở thì chỉ có lí thuyết suông. Phải biết gắn kết kiến thức, lí thuyết trong sách vở vào thực tiễn cuộc sống thì người đi học mới thông hiểu kiến thức, lí thuyết một cách sâu sắc hơn đồng thời biết đem kiến thức, lí thuyết đó ứng dụng vào nhiều việc làm lợi cho cuộc sống.
Ví dụ một người học vi tính mà chỉ học qua sách vở thì suốt đời cũng không thể sử dụng máy tính và tự mình không thể tìm tòi sáng tạo ra nhiều vấn đề mới trong quá trình sử dụng máy.
Một người học về sinh vật mà chỉ ngồi ở thư viện để đọc sách thì chẳng biết chọn giống, lai giống, ghép cây, chữa bệnh cho cây…
Học sinh Việt Nam đi thi các môn như vật lí, hóa học, tin học… thì rất giỏi về lí thuyết nhưng sang khâu thực hành thì thường thua kém các đội bạn vì khi học, chưa đủ điều kiện để thực hành.
Tóm lại học lí thuyết, học kiến thức sách vở cũng là rất cần thiết, là không thể thiếu được vì đó là cái chìa khóa giúp cho mỗi người bước chân vào lâu đài khoa học kĩ thuật nhưng người đi học còn phải biết gắn kiến thức vào đời sống, luôn thực hiện học đi đôi với hành thì mới thực sự có bản lính để tiến lên một cách vững chắc.