Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:
- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?
Ông lão chào con cá và nói:
- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.
Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
(Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.
Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?
Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?
TK ạ
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự
Câu 2: Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:
- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên
- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.
- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ
Câu 3 : Chi tiết :
Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.
Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.
Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:
+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.
+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.
1. PTBĐC : tự sự
2.
"Cá bơi đến hỏi:
- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"
=> Con cá không biết nói
"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."
=> Long Vương không có thật
3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."
Ý nghĩa:
Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .
4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.
5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.