đề bài: em hãy miêu tả lại dòng sông Thu Bồn theo trí tưởng tượng của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)
2. Thân bài:
* Tả dòng sông:
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
II. BÀI LÀM
Thị xã Sơn Tây quê ém nhỏ xinh và êm đềm nằm bên bờ phải sông Hồng, chỉ cách một con đê. Gọi là sông Hồng vì màu nước của nó quanh năm đỏ sắc phù sa chứ không trong xanh hay đục nhờ nhờ như các dòng sông khác. Nhà em ở dãy phố gần bến cảng nên dòng sông ngày ngày hiện lên trước rTỊắt và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Tình yêu dòng sông thấm vào máu thịt em từ lúc nào chẳng rõ.
Sông Hồng đẹp nhất là khoảng cuối xuân đầu hạ. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, mờ ảo một vệt xanh như khói kéo dài tít tắp. Dãy thuyền chài cặp sát chân kè đá đã lấp loé ánh lửa nấu cơm sáng. Chuyến đò ngang đầu tiên chở khách từ phía Vĩnh Phúc sang đang từ từ cập bến. Mấy bà, mấy chị người gánh chuối, kẻ gánh ngô hay mấy bu gà vịt, mấy mẻ tôm tươi, cá tươi roi rói, hối hả nối đuôi nhau dọc phố Hậu Bình, Lê Lợi để vào chợ Nghệ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ mạn thuyền róc rách, tiếng mái chèo gõ nhịp đuổi cá trên sông lan xa trong gió sớm tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình.
Nắng đã lên cao, sương tan nhanh, mặt nước lấp lánh, xôn xao. Sông Hồng mải miết tải phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Dọc hai bên triền sông là những xóm làng trù phú, tốt tươi. Nhịp điệu làm việc trên bến cảng càng lúc càng nhộn nhịp. Một dãy sà lan chở đầy than và xi măng được giở lớp bạt phủ ngoài cho hàng trăm người xuống chuyển lên bến. Các bác, các chú làm nghề bốc xếp da nâu bóng, bắp chân bắp tay săn chắc, vác trên vai bao xi măng nửa tạ mà vẫn bước vững chắc như người làm xiếc trên những tấm ván dài nối từ sà lan vào bờ. Bốn năm chiếc cần cẩu cần mẫn xúc từng gầu than đầy ắp đổ vào thùng những chiếc xe tải dang chờ sẵn. Không khí làm việc náo nhiệt, rộn ràng, tiếng động cơ hoà lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trên sông, tàu thuỷ, ca nô, thuyền bè... xuôi ngược làm cho khung cảnh càng thêm sinh động.
Lúc chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm phía trời Tây, in dáng núi Ba Vì sừng sững. Từ trong phố, từng tốp người lớn, trẻ con đổ ra bến để được thoả thích bơilội, ngụp lặn giữa dòng nước mát lạnh của sông Hồng. Đã bao đời nay, dòng sông bao dung mở rộng vòng tay vỗ về, ôm ấp, đem lại niềm sảng khoái cho con người sau một ngày lao động vất vả. Riêng đối với tuổi thơ chúng em, còn gì sung sướng hơn được túm năm tụm bảy vui đùa trong sóng nước hay rủ nhau thuê một chuyến đò ngang sang bên kia sông bắt dế, bắt bướm hay mua ngô non về đốt lửa nướng ngay dưới chân đê, chia nhau vừa ăn vừa nô giỡn. Mùi ngô nướng thơm ngọt lan xa trong cơn gió lồng lộng thổi dọc triền sông, vấn vít trong những mái tóc trẻ thơ hoe vàng vì dãi nắng. Trời tối dần, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhoà dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vạn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Hồng vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hoà vào biển lớn.
Từ trên chiếc loa phóng thanh gắn ở cột điện ven đường, bài hát Trở về dòng sông tuổi thơcủa nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang vang lên: Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Quê hương ai cũng có một dòng sông tuổi thơ. Con sông tôi đã hát, con sông tôi tắm mát, con sông cho tôi gặp một tình yêu nước non quê nhà... Ôi những con thuyền giấy, ước mơ tuổi thơ đã đi về đâu, để lòng tôi nhớ nhung vơi đầy... Để lòng tôi nhớ thương đầy vơi...Tiếng hát đằm thắm, tha thiết của ca sĩ Mỹ Trang như đang bày tỏ giùm em tình yêu sông Hồng, dòng sông làm nên vẻ dẹp khó quên của mảnh đất này.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.
Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon.
Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy.
Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển.
Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của dân chài. Vùng chợ Năm Căn nhộn nhịp suốt ngày, thậm chí còn bán cả ban đêm. Người ta có thể mua đủ thứ trên đời từ cây kim sợi chỉ, đến những bộ quần áo rẻ tiền hay những đồ nữ trang đắt giá, hàng của người Miên, người Tàu, người Ấn...có bán đủ cả ở chợ Năm Căn hình thành nên một khu buôn bán nhộn nhịp trải dài suốt dọc dòng sông.
Cả ngày đi thuyền mệt mỏi, chúng tôi cho thuyền cập lại gọi mọt món xào Trung Quốc, một đĩa thịt nớng ướp kiểu địa phương. Thế cũng đủ vừa ăn uống say sưa vừa ngồi ngắm cảnh bán buôn tấp nập suốt cả đêm.
– Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
– Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
=> Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị
– Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
– Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
=> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng
mk liệt kê rùi đó, bn tự làm nha
Dòng sông Thu Bồn-1 dòng sông mang 1 vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhưng trù phú. Trên sông những thuyền bè chở đầy...
thiếu j cách viết, mk bịa cug được vài câu rùi
Viết bài văn miêu tả một phiên chợ tết. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu đối tượng được miêu tả (phiên chợ vào ngày tết).
- Ấn tượng chung của em về phiên chợ ngày tết đó. (đông đúc, tươi vui...)
b. Thân bài (9đ)
- Em đi chợ tết vào thời gian nào? Đi cùng với ai? (1đ)
- Đối với em, phiên chợ ngày tết có gì đặc biệt so với các phiên chợ vào ngày khác trong năm (phiên chợ cuối cùng của năm cũ, được sắm quần áo mới, nô đùa vui tươi cùng các bạn...) (2đ)
- Con đường đến chợ hôm đó như thế nào? Khung cảnh ra sao? Mọi người đi chợ với tâm trạng có vui vẻ và háo hức không? (2.5đ)
- Mặt hàng phiên chợ hôm đó có đa dạng không? Người bán và người mua hôm đó như thế nào? Mọi người có hành động/ lời nói gì làm em nhỡ mãi. (2.5đ)
- Kỉ niệm đáng nhớ của em về phiên chợ. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Được ngắm nhìn quê hương trong phiên chợ tết, em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
a. Mở bài
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông Tiên nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông Tiên (tưởng tượng: đang ngủ thì mơ hoặc khi gặp khó khăn gì ...).
b. Thân bài
- Miêu tả chân dung nhân vật ông Tiên.
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy ...
- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.
- Miêu tả hành động của ông Tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông Tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,…).
c. Kết bài
- Ý nghĩa của nhân vật ông Tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
Tui cho ông dàn ý còn lại ông tự làm nha:
Đề 1 :
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu phiên chợ quê em
Ví dụ:
Lúc nhỏ, mỗi lần đi chợ mẹ đều mua quà bánh về cho em. Có vài lần mẹ cho em đi chợ cùng. Em rất thích đếnchợ vì ở đó rất nhộn nhịp và có nhiều thứ để xem. E thích nhất là đi phiên chợ vào buổi sáng.
II. Thân bài: tả phiên chợ quê em
1. Tả bao quát phiên chợ quê em
- Phiên chợ diễn ra vào buổi sáng
- Phiên chợ gần nhà em, khoảng 1km
- Phiên chợ dành cho nhiều nơi đến mua bán
- Phiên chợ gần một dòng sông lớn thuận tiện cho thuyền bè buôn cá
2. Tả bao quát phiên chợ quê em
a. Tả khung cảnh phiên chợ quê em
- Buổi sáng mặt trời mọc ở phía bên sông
- Những tia nắng lọt qua khe lá
- Tiếng xe cộ qua lại ồn ào
- Tiếng người nói rôm rả
- Những hàng cây đung đưa theo gió
b. Tả con người ở phiên chợ quê em
- Mọi người tấp nập kẻ bán người mua
- Nhiều người đi chợ vào buổi sáng
- Các người bán hàng chào mua khách hàng
- Những người mua đứng xem và trả giá từng sản phẩm
- Những người ở chợ từ trẻ con đến người già đều rất hân hoan
c. Tả các món đồ bán ở chợ
- Các loại gia cầm: vịt, gà, chim,….
- Các loại rau như: cúc, cải, ngò, mồng tơi, rau má,…
- Các loại củ
- Các loại vật dụng gia đình và vật dụng công nghiệp
- Các loại quần áo giày dép
- Các loại hoa quả, trái cây
- Các đồ dùng có thể bán khác
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ quê em
Ví dụ: em rất thích di chợ. Mỗi lần đi chợ em có thể mua những gì em thích. Em sẽ xin mẹ đi chợ thật nhiều.
Đề 2 :
a) Mở bài
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).
b) Thân bài
- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy.
- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.
- Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).
c) Kết bài
Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.
Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ t
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan
1, Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam- Kon Tum (thuộc huyện Duy Xuyên). Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam- Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu. Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Tại đây, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện Bàn theo hai hướng: hướng Bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi, hướng Nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hòa với dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.
2, Quê hương em có dòng sông Thu Bồn quanh năm nước chảy hiền hòa, dòng sông mang đến cho cây trái tốt tươi và nguồn lợi thủy sản cho những người sinh sống bên cạnh dòng sông.
Mỗi ngày ở bến sông mọi người thi nhau bơi lội, tắm gội. Đám con nít thì thi nhau ngụp lặn đuổi bắt, hắt nước vào nhau, huyên náo cả khúc sông.
Vào những ngày mưa bão, nước sông lên cao, dòng sông đục ngầu, những đợt sóng dâng cao hất mạnh vào chân đế. Mọi người không lo lắng mà lo gia cố những nơi đê yếu tránh vỡ đê, những mùa nước lên mang theo vô số phù sa và tôm, cua, cá.
Dòng sông hàng năm đã bồi đắp phù sa giúp cây trái thêm xanh tốt. Lòng sông cũng cho con người cá, tôm,cua nguồn lợi thủy sản rất quý giá. Dòng sông quê em như lưu giữ nhiều kỉ niệm của bao thế hệ người dân quê em. Với em, dòng sông cũng là người bạn thân thiết và đi đâu em cũng nhớ về nó như một kỉ niệm tuổi thơ và gắn bó với quê hương.