K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

• Những điều em sẽ cố gắng thực hiện trong năm học này:

- Cố gắng học tập thật tốt, đạt nhiều điểm tốt hơn năm ngoái

- Rèn luyện tính tự tin, kiên trì, dũng cảm khi đững trước đám đông

- Tích cực phát biểu xây dựng bài, học bài cũ trước khi đến lớp

- Tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động do nhà trường tổ chức

- Dành nhiều thời gian ở bên gia đình hơn

- Yêu thương, quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè

- Thường xuyên, chăm chỉ làm các công việc nhà

- Xây dụng một mối quan hệ bạn bè lành mạnh

Bài làm

Có thể mọi người đã viết, chăm chỉ là 1 đức tính tốt ta cần học hỏi. Thật vật, nó vô cùng có lơi cho chúng ta. Như là nếu chúng ta chăm chỉ học bài, điểm trên lớp sẽ cao, ba mẹ vui lòng và thầy cô thì yêu quý. Được các bạn trong lớp yêu mến chẳng hạn !!! Vậy nên, chúng ta cần chăm chỉ, luôn nỗ lực ko ngừng nha

Tham khảo:
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới. Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

23 tháng 10 2019

a. Mở đoạn.

Giới thiệu chung về đức tính trung thực.

b. Thân đoạn.

- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.

- Biểu hiện của tính trung thực

- Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống

    + Tạo niềm tin với mọi người

    + Được mọi người yêu quý.

    + Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.

- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)

c. Kết đoạn.

- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.

26 tháng 10 2023

Tham Khảo 1:

Đâu phải tự nhiên mà nhà giáo dục nhân văn Sukhomlynsky đã từng tâm niệm: " Con người không phải để tan biết như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại những dấu ấn trên mặt đất và trong tâm trí người khác". Có lẽ chăng để sống một cuộc đời có ý nghĩa thay vì đơn thuần chỉ tồn tại, con người ta cần có những phút giây tự nhìn lại chính mình. Nhìn lại chính mình là một hành động quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi, chúng ta quá bận rộn  với cuộc sống hàng ngày và những áp lực xung quanh, khiến cho chúng ta dễ dàng lạc mất phương hướng và quên đi giá trị thực sự của bản thân. Những phút nhìn lại mình giúp ta tìm lại sự cân bằng và định hướng cuộc sống. Chúng ta có thể tự đặt câu hỏi về những gì đã làm được và chưa làm được, những mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được. Nhìn lại mình giúp ta nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó chúng ta có thể phát triển và hoàn thiện mình hơn.
Ngoài ra, nhìn lại mình cũng giúp ta nhận ra những thành tựu nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, chúng ta quá tập trung vào những mục tiêu lớn và quên đi những thành công nhỏ bé. Nhìn lại mình giúp ta đánh giá lại những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được và biết ơn vì những điều tích cực trong cuộc sống.
Có thể nói, nhìn lại mình giúp ta tạo ra sự tự nhận thức và trách nhiệm. Chúng ta có thể nhìn thấy những hành động và quyết định của mình, từ đó rút ra bài học và hướng dẫn cho tương lai. Nhìn lại mình giúp ta trở thành người tự tin hơn, biết rõ giá trị của bản thân và có khả năng thay đổi để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Là một học sinh, đang cố gẵng nỗ lực học tập mỗi ngày, chúng ta hãy dành ít thời gian hàng ngày để nhìn lại mình. Đó là cách để chúng ta không lạc mất phương hướng, đánh giá đúng giá trị của bản thân và tiến bộ trong học tập, cuộc sống. 

Tham Khảo 2:

loading...

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

15 tháng 4 2020

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 4 2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, gần gũi nhân dân mà ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, từ Chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mời Người ra ở tòa nhà lớn sang trọng của Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây, nhưng Bác đã từ chối và chọn ngôi nhà của người thợ điện trong khu vực Phủ Chủ tịch để ở và làm việc. Khi có ngôi nhà sàn, Bác dùng tầng dưới làm nơi họp Bộ Chính trị và làm việc với cán bộ các ngành, tiếp khách, bạn bè đồng chí gần gũi hoặc các cháu thiếu niên, nhi đồng, còn chỉ dành cho mình hai phòng nhỏ ở tầng trên để làm việc và ngủ. Phòng làm việc cũng như phòng ngủ của Bác hết sức đơn giản: chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, chiếc máy thu thanh, cái quạt nan và những quyển sách. 

Phải nói rằng, giản dị, gần gũi, cởi mở, tế nhị, chu đáo với mọi người là những đặc tính nổi bật trong đạo đức, lối sống và phong cách Hồ Chí Minh. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khái quát phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”, thật cô đọng, thấm thía, sâu sắc.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.