viết đoạn văn nêu cảm nhận về cuộc đấu tranh chống thiên tai được thể hiện qua truyền Sơn Tinh,Thủy Tinh, trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm phẩy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Qua câu chuyện tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.
Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.
Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.
Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.
Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.
Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.
Cuộc chiến vừa mới bắt đầu, thủy tinh dùng phép thần cho nước dâng lên, nước tung dữ dội, làm ngập, cuốn trôi những con người nhỏ bé bên dưới. Nhưng không vì thế mà Sơn Tinh tỏ ra sợ hãi, ông bình tĩnh đắp dồi dời núi, nước dâng bao nhiêu thì núi dân bấy nhiêu, không ai chịu thua ai. Cuộc chiến kéo dài ròng rãi mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn khỏe khoắn, nhưng Thủy Tinh không còn sức, ông đành rút quân về. Sơn Tinh trở về cùng chiến thắng, vinh quang cùng với người công chúa ông yêu.
* Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”
- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt có ở Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ. Câu chuyện làm cho cư dân nông nghiệp tự tin hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả của mình.
- Thể hiện thái độ của nhân dân ta với các vị vua Hùng. Đó là thái độ đề cao, ca ngợi và suy tôn công lao của các vị vua đã có công trong sự nghiệp dựng nước.
* Đánh giá khái quát
- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thể hiện rõ nét ý nghĩa của tác phẩm và cho đến ngày hôm nay, giá trị, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh vẫn còn nguyên giá trị.
THAM KHẢO
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Qua câu chuyện tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta.
Sau khi học xong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em thấy đây là một câu chuyện được nhân dân ta dựng lên để nói lên sự tàn khốc của thiên nhiên, bão lũ hằng năm. Trong câu chuyện, sau khi Thủy Tinh thua Sơn Tinh, vẫn ôm hận hàng năm đều hô mưa gọi gió gây ra lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước nó. Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.
(CÓ LẤY Ý TRÊN MẠNG)