K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2022

Tham khảo:

* Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn

- Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.

- Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

- Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.

- Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ thần Shiva. 

- Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

- Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:

- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:

+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.

+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.

+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.

- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.

17 tháng 1 2022

Di tích văn hoá Chăm: Phật viện Đồng Dương

Phật viện Đồng Dương là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875. Do lòng tin vào Phật giáo, nhà vua đã cho dựng lên một Phật viện (Vihara) và đền thờ Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng cao hơn 1m. Nhận định chung bức tượng này được xem là nghệ thuật hoàn hảo và đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, xung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m chạy về phía đông đến một thung lũng hình chữ nhật. Ngoài phần chánh điện được phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nối nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói lợp các khu xây dựng cũng được phát hiện rải rác, chứng minh đây là mô hình Phật viện khép kín rất lý tưởng cho công cuộc đào tạo tăng tài. Mặc dù đã trở thành phế tích do ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Phật viện Đồng Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa lịch sử.

* Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cần:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

+ không vứt rác bừa bãi

+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

+ nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển. Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng. Những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 

loading...

Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:

- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.

- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.

- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.

- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

30 tháng 4 2022

Em cần:

- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:

+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.

+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.

+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.

- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.

30 tháng 4 2022

Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật.

Nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá.

Không vứt rác bừa bãi trong khu di tích.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

21 tháng 12 2021

1. Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. 

Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

 

Em cần:

+ giữ gìn sạch sẽ các di tích, sản vật lịch sử của địa phương.

+ phát huy truyền thống quý báu của di tích lịch sử

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

8 tháng 5 2023

cảm ơn bạn nha